Tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD Mỹ được phát hiện tại Lugansk

GD&TĐ - Mỹ chưa từng công bố viện trợ tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD cho Ukraine, nhưng vũ khí này đã được nhìn thấy trên chiến trường.

Tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD Mỹ được phát hiện tại Lugansk

Các phương tiện truyền thông Nga vừa đăng tải một số hình ảnh cho thấy mảnh vỡ của tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD do Mỹ sản xuất đã được tìm thấy ở khu vực Lugansk.

Theo thông tin từ thực địa, quả đạn đặc biệt này được tìm thấy gần trung tâm thành phố. Tên lửa này MALD thường được sử dụng để tăng hiệu quả trong việc thực hiện một cuộc tập kích đường không.

Đây là diễn biến đáng quan tâm, bởi thứ vũ khí đặc biệt này có thể giúp Lực lượng vũ trang Ukraine làm "quá tải" phòng không đối phương, tạo điều kiện cho tên lửa tấn công đích thực tiêu diệt mục tiêu.

Tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD sẽ giúp Ukraine làm quá tải hệ thống phòng không đối phương.
Tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD sẽ giúp Ukraine làm quá tải hệ thống phòng không đối phương.

Tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD lần đầu tiên được Không quân Mỹ sử dụng trong chiến dịch tấn công Syria hồi tháng 4/2018 và đã thu về nhiều kết quả khá tích cực.

ADM-160 MALD có thể phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ máy bay tàng hình cho tới tên lửa hành trình.

Bằng cách đó, quả tên lửa mồi bẫy này khiến cho các hệ thống phòng không đối phương không phân biệt được đâu là mục tiêu thật giả để có biện pháp can thiệp thích hợp.

MALD được triển khai từ một máy bay, trong suốt hành trình hoạt động, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến.

Đối mặt với tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD, các hệ thống phòng không của kẻ địch sẽ không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, dẫn tới quá tải và bị gây nhiễu chủ động.

ADM-160 MALD với tư cách là mồi bẫy nên có giá thành rất rẻ để phục vụ mục đích triển khai trên quy mô lớn, trong khi đó đơn giá mỗi quả đạn đánh chặn của một hệ thống phòng không tầm xa như S-300/400 trị giá tới vài triệu USD.

Cần lưu ý rằng tên lửa ADM-160 có thể bao phủ khoảng cách lên tới 900 km, tức là máy bay mang phóng không cần đi vào vùng phòng không của kẻ địch.

Theo PolitRussia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ