Teacher Talks – hỗ trợ cộng đồng giáo viên tiếng Anh đổi mới dạy học

GD&TĐ - Với chủ đề Đổi mới Dạy và Học, chương trình Teacher Talks – chuỗi sự kiện hỗ trợ phát triển chuyên môn cho cộng đồng giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức đã diễn ra lần đầu tiên tại Đà Nẵng vào ngày 26/5 với sự tham gia của 40 giáo viên tiếng Anh tại các trường THCS, THPT,CĐ, ĐH và trung tâm Anh ngữ trên địa bàn Đà Nẵng.

Hội thảo Teacher Talks tạo điều kiện cho GV tiếng Anh trao đổi về phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT trong kết nối và hỗ trợ dạy học.
Hội thảo Teacher Talks tạo điều kiện cho GV tiếng Anh trao đổi về phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT trong kết nối và hỗ trợ dạy học.

Hội thảo gồm 5 phần do giảng viên tiếng Anh của ĐH RMIT chủ trì tập trung chia sẻ các phương pháp nhằm nâng cao công tác giảng dạy và trải nghiệm sinh viên, gồm: Học viên tiếng Anh thế hệ Z* (Gen Z); Dùng dự án để thu hút và khuyến khích học viên tiếng Anh trong độ tuổi từ 13-19; Học hỏi chuyên môn từ mạng lưới giao lưu kết nối trong cộng đồng giáo viên; Phương pháp Giải quyết vấn đề qua hợp tác.

Ông Jake Heinrich, Trưởng khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh RMIT Việt Nam, cho biết: “Teacher Talks là chuỗi các hội thảo phát triển chuyên môn cho thành viên cộng đồng giảng dạy tiếng Anh trong nước và quốc tế hiện đang làm việc tại Việt Nam. Teacher Talks tạo điều kiện để những người làm trong ngành trao đổi về cách làm tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện để giáo viên tiếng Anh giao lưu và học hỏi lẫn nhau”.

“Mục tiêu chung của sự kiện là cung cấp cho người tham dự những công cụ thực tế và thích hợp mà họ có thể áp dụng ngay vào quá trình giảng dạy, đồng thời xây dựng cộng đồng giáo viên tiếng Anh, những người nhìn chung có thể cải tiến phương pháp giảng dạy và dần dần đem đến trải nghiệm học tốt hơn cho học viên của mình”, ông Heinrich chia sẻ thêm.

Cô Karen Benson, Giám đốc Trung tâm Đào tạo RMIT Đà Nẵng đồng thời là người trình bày chủ đề Học hỏi chuyên môn từ mạng lưới giao lưu kết nối trong cộng đồng giáo viên, cho biết phần chia sẻ của cô sẽ tạo cơ hội cho giáo viên tiếng Anh, đặc biệt giáo viên hiện đang giảng dạy tại Đà Nẵng, tìm hiểu cách chia sẻ, học hỏi và hợp tác với nhau không chỉ trong khuôn khổ một trường đại học hoặc thành phố họ đang làm việc, mà vượt khỏi giới hạn địa lý nhờ ứng dụng phát triển công nghệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.