Tây Ninh: Trường rung lắc, hơn 700 học sinh phải sơ tán

GD&TĐ - Theo Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (Tây Ninh) cho biết, mới đây dãy phòng học ở trường có xảy ra hiện tượng rung lắc và xuống cấp, Nhà trường đã báo cáo sự cố với ngành chức năng, và cho học sinh sơ tán.

Trường THPT Nguyễn Huệ huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh (Ảnh:IT)
Trường THPT Nguyễn Huệ huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh (Ảnh:IT)

Theo đại diện Sở GD&ĐT Tây Ninh cho biết, sau khi nhận được báo cáo về sự cố của Trường THPT Nguyễn Huệ, Sở đã cử đoàn xuống khảo sát cùng đi có đại diện Sở Xây dựng, và chính quyền địa phương. Qua khảo sát cho thấy dãy phòng học tại trường có bị xuống cấp ở một số hạng mục.

Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây rung lắc. Sau khi khảo sát kỹ đoàn phát hiện cách trường khoảnh vài trăm mét huyện Bến Cầu đang thi công xây dựng công trình Trung tâm văn hóa.

"Khi đó bên trong công trình thi công có huy động nhiều xe lu để san lấp nền. Xe lu di chuyển cùng lúc, nhiều lượt dẫn đến hiện tượng rung động mặt nền, gây rung lắc chung, dẫn đến có tác động đến khu vực trường. Mà không phải sự cố công trình trường" - đại diện Sở GD&ĐT Tây Ninh cho biết.

Ban đầu khi chưa có phát hiện sự việc này, Nhà trường đã cho học sinh di chuyển đến học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) của huyện để học để tránh sự cố.

Sẵn trong dịp này, Sở GD&ĐT cũng đề xuất UBND tỉnh Tây Ninh cho nâng cấp một số hạng mục công trình của trường đã bị xuống cấp. Do đó, Sở thống nhất vẫn để học sinh tạm tại TT GDTX đến khi công trình sửa chữa xong hoàn tất thì mới cho học sinh học tại trường để đảm bảo an toàn. 

Hạng mục bị xuống cấp trong trường (Ảnh:NLD)
Hạng mục bị xuống cấp trong trường (Ảnh:NLD)

Theo ông Nguyễn Minh Sơn- Hiệu trường Trường THPT Nguyễn Huệ (Bến Cầu, tỉnh  Tây Ninh) cho biết công trình được đầu tư xây dựng mới với cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, đưa vào sử dụng từ năm 2009, gồm 1 dãy phòng học và 2 dãy phòng chức năng, Năm học 2020-2021 trường có hơn 900 học sinh, với 22 lớp học.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 10/2020 đến nay, học sinh và giáo viên của 17/22 lớp phải mượn tạm cơ sở vật chất của Trung tâm GDTX huyện cách trường khoảng 2 km để học, chỉ còn 5 lớp học tại các dãy phòng chức năng của trường.

Nguyên nhân do dãy nhà 1 trệt 2 lầu đã bị xuống cấp, rung lắc như bị động đất, gây mất an toàn cho giáo viên và học sinh khi học ở đây. Sự việc đã được nhà trường báo cáo cho Sở GD&ĐT và UBND huyện Bến Cầu.

Qua khảo sát thấy 1 số vị trí nền bị sụp, lún; hầu hết các dầm sàn lầu 1, lầu 2 bị võng và có vết nứt; mặt sàn nghiêng về góc sau bên trái của dãy nhà...

Ngày 4/10, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Xây dựng, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Bến Cầu, Trung tâm quy hoạch và giám định chất lượng xây dựng tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng 3 khối nhà (khối hành chính, khối lớp học và khối phòng chức năng).

Ngày 5/10, Sở Xây dựng Tây Ninh đã có công văn gửi UBND tỉnh Tây Ninh nói về hiện trạng công trình tại thời điểm kiểm tra. Theo đó, khối lớp học đang bị xuống cấp và hư hỏng nặng, có khả năng gây nguy hiểm bất cứ lúc nào cho giáo viên và học sinh nếu tiếp tục giảng dạy và học tập tại đây; hai khối hành chính và khối phòng chức năng cũng xuất hiện một số hiện tượng tương tự, có vết nứt dầm, võng sàn, gach lát bị bong tróc.

Từ ngày 13/10, UBND tỉnh Tây Ninh đã đồng ý chủ trương cho Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh thuê đơn vị kiểm định chất lượng công trình Trường THPT Nguyễn Huệ theo đề xuất của Sở GD&ĐT và Sở Xây dựng Tây Ninh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.