Tây Ninh: 100% giáo viên, cán bộ quản lý được tập huấn và bồi dưỡng về SGK mới

GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Giáo dục Tây Ninh phải thực hiện nhiệm vụ kép, vừa triển khai tổ chức được các hoạt động giáo dục, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Giáo viên Tây Ninh tham gia tập huấn SGK chương trình GDPT mới 2018. Ảnh: Sở GD&ĐT Tây Ninh
Giáo viên Tây Ninh tham gia tập huấn SGK chương trình GDPT mới 2018. Ảnh: Sở GD&ĐT Tây Ninh

Bảo đảm cung ứng và tập huấn SGK theo đúng tiến độ

Đại diện Sở GD&ĐT Tây Ninh cho biết đã chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Bộ và tổ chức thẩm định theo đúng quy định.

Sở tham mưu UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định về việc thành lập hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS, THPT; Quyết định  về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Ban Biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tây Ninh. Hiện tại tỉnh đã góp ý, rà soát hoàn thiện nội dung tài liệu và đang chuẩn bị thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6.

Thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Tây Ninh chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc lựa chọn SGK lớp 6 theo quy định đồng thời phối hợp với các Nhà xuất bản có SGK được lựa chọn để đảm bảo cung ứng SGK và tổ chức tập huấn sử dụng theo đúng thời gian qui định.

Sở tổ chức 101 trường THCS lựa chọn SGK theo Danh mục SGK lớp 6 được UBND tỉnh phê duyệt (bộ Cánh Diều của NXB Giáo dục Việt Nam là 114.788 bản, bộ Chân trời sáng tạo của NXB ĐH Sư phạm là 90.653 bản)

Tây Ninh cũng đã phối hợp với các NXB tổ chức tập huấn bồi dưỡng trực tuyến sử dụng SGK cho 2.301 giáo viên dạy học lớp 6, đảm bảo thực hiện tốt việc giảng dạy các môn học trong năm học 2021-2022.

100% giáo viên và CBQL được tập huấn

Sở GD&ĐT Tây Ninh cho biết, Tây Ninh đảm bảo đủ số lượng giáo viên giảng dạy lớp 6 năm học 2021-2022 ở các môn bắt buộc (2.301 giáo viên). 100% giáo viên được phân công dạy lớp 6 đều được tập huấn, bồi dưỡng thực hiện chương trình GDPT 2018 (mô đun 1,2) và tập huấn sử dụng SGK lớp 6 năm học 2021-2022.

Tây Ninh triển khai tổ chức tốt việc tập huấn giáo viên và CBQL cơ sở GDPT cốt cán và đại trà; tiến hành thống kê, rà soát, bổ sung đội ngũ CBQL cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học đủ tiêu chuẩn, đúng trình tự và quy định.

Phối hợp với Học viện Quản lý giáo dục và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán. Đến nay có 100% CBQL cốt cán, giáo viên cốt cán hoàn thành và đạt mô đun 1, 2, 3 của chương trình bồi dưỡng thực hiện chương trình GDPT 2018.

NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức tập huấn trực tuyến bồi dưỡng SGK lớp 6. Ảnh: NXB GDVN
NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức tập huấn trực tuyến bồi dưỡng SGK lớp 6. Ảnh: NXB GDVN

Về công tác bồi dưỡng thực hiện chương trình GDPT 2018 cho CBQL và giáo viên đại trà, đế nay  có 2548/2627 giáo viên THCS đã hoàn thành việc bồi dưỡng mô đun 1, 2 đạt 97%, có 1104/1153 giáo viên THPT đã hoàn thành việc bồi dưỡng mô đun 1, 2 đạt 96%; có 173/189 CBQL THCS đã hoàn thành việc bồi dưỡng mô đun 1, 2 đạt 91.53%, có 71/77 cán bộ quản lý THPT, TT GDNN- GDTX đã hoàn thành việc bồi dưỡng mô đun 1, 2 đạt 92.2%

Theo Sở GD&ĐT Tây Ninh do ảnh hưởng dịch bệnh, chính sách kinh phí tập huấn trực tuyến chưa ban hành nên Sở GD&ĐT Tây Ninh chưa hoàn thành bồi dưỡng thực hiện chương trình GDPT 2018 cho CBQL và giáo viên đại trà ở mô đun 3. Công tác hỗ trợ của CBQL, giáo viên cốt cán theo mô hình tổ, cụm chuyên môn chưa thực hiện xuyên suốt.

Việc đầu tư kinh phí xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được chú trọng đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Trường học, lớp học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, lớp học 2 buổi/ ngày phát triển và mở rộng ở mọi địa bàn dân cư.

Các chính sách đối với người dạy, người học được thực hiện đầy đủ, kịp thời. CSVT, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được đảm bảo. Giáo viên đã cơ bản đảm bảo các yêu cầu về số lượng và chất lượng cho việc thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và thực hiện chương trình GDPT 2018 trong những năm học tới.

Chất lượng học tập của học sinh được ổn định và ngày càng nâng cao mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh...

Một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình, SGK lớp 6; đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, SGK đầy đủ cho học sinh; giáo viên thực hiện tốt đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, thực hiện kiểm tra đánh giá theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Bồi dưỡng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ GV và CBQL cơ sở giáo dục các cấp, đáp ứng nhiệm vụ dạy học trong tình hình mới. Trước mắt bồi dưỡng các mô đun 4, 5 và 9 có chất lượng và kịp thời để thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và giáo viên theo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình chuẩn hóa giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Phát triển và nâng cao chất lượng GDPT; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc....

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ