Tàu thăm dò sao Hỏa mới của NASA sẽ làm nhiệm vụ gì?

Tàu thăm dò sao Hỏa mới của NASA sẽ làm nhiệm vụ gì?

Perseverance là thiết bị tự hành thứ 5 của NASA kể từ khi Mỹ bắt đầu thám hiểm sao Hỏa. Theo kế hoạch, Perseverance sẽ tìm kiếm các môi trường sống cổ xưa và dấu hiệu sự sống của các vi sinh vật hóa thạch tại miệng núi lửa Jezero, nơi từng là một hồ nước. 

Ngoài ra, việc phóng tàu thăm dò Perseverance là một phần trong phương pháp thám hiểm mặt Trăng đến sao Hỏa của NASA. Chương trình mang mục tiêu đưa một người đàn ông và một người phụ nữ trở lại mặt trăng vào năm 2024 để mở đường cho các nhiệm vụ phi hành đoàn lên sao Hỏa.

Nếu tất cả diễn ra theo kế hoạch, chiếc rover nặng 1.043 kg dự kiến ​​sẽ đến được miệng núi lửa Jezero vào ngày 18/2/2021. Các nhà khoa học cho rằng Jezero từng là một hồ nước cách đây hơn 3,5 tỷ năm và các dấu tích vi sinh cổ đại có thể vẫn còn lưu lại ở đây.

Perseverance có một mũi khoan dùng để thu thập và tập hợp các mẫu lõi từ đá để phục vụ nghiên cứu trong những chuyến thám hiểm sau đó.

Theo NASA, thời gian hoạt động ước tính của tàu thăm dò là 687 ngày Trái đất hoặc hai năm sao Hỏa. Perseverance cũng sẽ đo lường các biến số khí hậu, chẳng hạn như bụi và thời tiết, để giúp các nhà khoa học hiểu được tiềm năng của khu vực để hỗ trợ nơi ở cho con người. Tàu Curiosity của Mỹ hạ cánh xuống hành tinh đỏ vào năm 2012, vẫn đang gửi dữ liệu về bề mặt sao Hỏa.

Trong số các hàng hóa có trên Perseverance sẽ có bao gồm các mẫu vật liệu cho bộ đồ không gian được thiết kế để phù hợp với môi trường sao Hỏa. Do sao Hỏa có khí quyển mỏng hơn trái Đất, bề mặt của nó bị bắn phá bởi bức xạ mặt trời và các tia vũ trụ có thể gây ra bệnh phóng xạ và ung thư. Các mẫu vật liệu sẽ được kiểm tra khả năng bảo vệ của chúng, bao gồm teflon, Gore-Tex và Vectran, một loại vải chống cắt mà các kỹ sư của NASA hy vọng sẽ phù hợp cho găng tay phi hành gia trên sao Hỏa.

Perseverance cũng mang theo một chiếc trực thăng điều khiển từ xa trong nỗ lực bay trên một hành tinh khác đầu tiên, trực thăng Mars Ingenuity. Chỉ nặng khoảng 1,8 kg, chiếc trực thăng sẽ phải cất cánh trong bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa, đòi hỏi bốn cánh quạt bằng sợi carbon của nó phải quay với tốc độ 2.400 vòng/phút. Nếu chiếc trực thăng tồn tại được qua quá trình phóng, nó sẽ phải tự giữ ấm được và sạc năng lượng qua các tấm pin mặt trời trước khi các nhà khoa học có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên, theo NASA.

Một thông tin khác nữa là, Perseverance sẽ mang theo ba con chíp có kích cỡ bằng đồng xu mang tên của 10,9 triệu người đã gửi chúng thông qua sáng kiến ​​"Gửi tên của bạn lên sao Hỏa". Bất kỳ cái tên nào được gửi qua trang web hiện tại sẽ được lưu cho một nhiệm vụ trong tương lai tới sao Hỏa.

Dự án phóng Perseverance đã tiêu tốn của NASA 2,4 tỷ USD. Tàu thăm dò này được phóng lên từ Mũi Canaveral bởi tên lửa Atlas 5 của Công ty United Launch Alliance (ULA), một liên doanh giữa hãng máy bay Boeing và Lockheed Martin. Vụ phóng cũng đánh dấu hành trình thứ 9 của NASA lên bề mặt sao Hỏa.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ