Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đất nước có dịch

Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đất nước có dịch

Nếu như trước đây, việc đeo khẩu trang chỉ là tự nguyện của mỗi người thì nay đã thành "lệnh", bắt buộc phải đeo. Có thể trong thời gian tới, tất cả địa phương khác cũng sẽ áp dụng hình thức bắt buộc đeo khẩu trang như TPHCM.

Thực ra đeo khẩu trang là việc cực chẳng đã. Ngoài việc vướng víu, thậm chí khó chịu cho người đeo, nó còn che đi cái phần lẽ ra phải được "phô bày" đối với nhiều phụ nữ có nhan sắc nữa. Nhưng biết làm sao được, ở một đất nước mà "bụi nhiều ngang với không khí" thì khẩu trang là một công cụ hỗ trợ hiệu quả để bảo vệ lá phổi trước sự tấn công của đủ thứ bụi kia.

Đó là nói chuyện đeo khẩu trang lúc chưa có dịch Covid-19, nó chỉ chống lại "kẻ thù" duy nhất là bụi. Còn bây giờ, đeo khẩu trang còn là để ngăn ngừa dịch Covid-19 nữa. Vì vậy, áp dụng hình thức bắt buộc đeo khẩu trang không chỉ là để bảo vệ cho chính người đeo nó mà còn giữ gìn cho người khác nữa. Đeo khẩu trang lúc này như là trách nhiệm công dân đối với cộng đồng trước dịch Covid-19. Một khi xem đó là trách nhiệm thì mọi công dân đều phải ý thức đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc đến những nơi công cộng.

Tất cả thầy thuốc đều cho rằng, dịch Covid-19 lây từ người sang người qua nhiều đường nhưng lây trực tiếp bằng giọt bắn của người bệnh sang người lành là chiếm nhiều nhất. Chỉ cần hai người nói chuyện đối diện nhau trong khoảng cách 1 mét là đủ để virus "theo chân", xâm nhập vào cơ thể của người kia rồi. Khẩu trang như một bức tường ngăn chặn hiệu quả nhất trước sự lây lan này. 

Đó chính là lí do để cơ quan phòng chống dịch Covid-19 khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc đến nơi công cộng. Dĩ nhiên, việc rửa tay sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên các vật dụng, ăn uống điều độ, rèn luyện thân thể để tăng sức đề kháng… cũng là những cách ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid chứ không chỉ đeo khẩu trang.

Trên tivi thi thoảng vẫn thấy xuất hiện hình ảnh các bác sĩ với gương mặt có vẻ như bị "méo mó" ở hai bên má cùng những vết hằn lõm sâu trên khuôn mặt. Thủ phạm để làm biến dạng khuôn mặt thầy thuốc ấy chính là những chiếc khẩu trang mà họ phải đeo liên tục trong nhiều ngày liền. Không ai muốn mặt mình bị "biến dạng" như thế cả nhưng vì để bảo vệ cho bản thân và điều trị bệnh một cách an toàn nhất, các thầy thuốc buộc phải chấp nhận chuyện chẳng đặng đừng kia.

Nếu như lần giãn cách xã hội cách đây hơn 3 tháng, các sân bay, nhà ga đều quy định nghiêm ngặt hành khách đeo khẩu trang như một sự bắt buộc thì lần này, hầu hết các cơ quan, nhất là những nơi có lượng người đến giao dịch nhiều như ngân hàng, chợ búa, mọi người đều phải đeo khẩu trang bắt buộc. Rồi đây, tất cả đều phải đeo khẩu trang mỗi khi rời khỏi nhà mình chứ không cứ gì phải đến những nơi công cộng.

Cần phải tạo một thói quen đeo khẩu trang trong lúc đất nước đang có dịch để mọi người cùng hưởng ứng và chấp hành nghiêm. Dĩ nhiên, đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh chứ không phải đeo để tránh bị phạt như đội mũ bảo hiểm dỏm để đối phó với công an giao thông. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.