Tạo phôi thai để cứu tê giác trắng phương Bắc khỏi tuyệt chủng

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã tạo ra thêm 3 phôi thai để cứu giúp  tê giác trắng phương Bắc khỏi tuyệt chủng, nâng tổng số lên 12 phôi mà họ đã tạo ra cho đến nay.

Những phôi thai mới nhất được tạo ra sau khi tê giác cái Fatu sống với mẹ Najin tại khu bảo tồn động vật hoang dã Ol Pejeta rộng 90.000 mẫu Anh của Kenya cung cấp trứng cho dự án.
Những phôi thai mới nhất được tạo ra sau khi tê giác cái Fatu sống với mẹ Najin tại khu bảo tồn động vật hoang dã Ol Pejeta rộng 90.000 mẫu Anh của Kenya cung cấp trứng cho dự án.

Những phôi thai mới nhất được tạo ra sau khi tê giác cái Fatu sống với mẹ Najin tại khu bảo tồn động vật hoang dã Ol Pejeta rộng 90.000 mẫu Anh của Kenya cung cấp trứng cho dự án.

Tinh trùng của 2 con đực đã chết được sử dụng để thụ tinh cho trứng.

Tin tức này xuất hiện 6 tháng sau khi các nhà nghiên cứu từ nhóm BioRescue tại Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz tạo ra 5 phôi bằng cách sử dụng trứng từ Fatu.

Lứa phôi đầu tiên được tạo ra vào năm 2019.

Những quả trứng được thu thập từ Fatu vào đầu tháng 7 và sau đó được vận chuyển bằng máy bay đến một phòng thí nghiệm ở Ý để thụ tinh, phát triển và bảo quản.

Cả Fatu và Najin đều không thể mang thai, vì vậy, tê giác trắng phương Nam sẽ thay thế để cấy ghép phôi thai.

Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, ước tính có khoảng 18.000 con tê giác trắng phương Nam còn sót lại trên thế giới, được xếp vào loại “sắp bị đe dọa”.

Richard Vigne - Giám đốc khu bảo tồn động vật hoang dã phi lợi nhuận Ol Pejeta cho biết ông tin tưởng vào cơ hội thành công của dự án.

Kể từ năm 2019, BioRescue đã thu thập được 80 quả trứng từ Najin và Fatu, nhưng 12 phôi còn sống đều là của tê giác non.

Dự án là một nỗ lực đa quốc gia với các nhà khoa học từ Viện Leibniz của Đức, Cơ quan Động vật Hoang dã Kenya và Ol Pejeta và phòng thí nghiệm Avantea của Ý.

Najib Balala - bộ trưởng Du lịch Kenya hoan nghênh thông tin này. “Thật đáng khích lệ khi dự án tiếp tục đạt được tiến triển tốt trong những nỗ lực cứu một loài mang tính biểu tượng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.”

Tê giác có rất ít kẻ săn mồi tự nhiên nhưng số lượng của chúng đã bị suy giảm do săn trộm kể từ những năm 1970.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.