Tạo lòng tin cho trẻ bằng cách thiết lập ranh giới và kỷ luật

GD&TĐ - Khi cha mẹ đưa ra những quy tắc cụ thể và giữ vững lập trường, trẻ sẽ nhận thức được sự nhất quán và công bằng trong gia đình.

Muốn tạo dựng niềm tin cho trẻ, cha mẹ cần thiết lập kỷ luật hợp lý với con. Ảnh minh họa: INT.
Muốn tạo dựng niềm tin cho trẻ, cha mẹ cần thiết lập kỷ luật hợp lý với con. Ảnh minh họa: INT.

Điều này không chỉ giúp trẻ học cách tự kiểm soát và chịu trách nhiệm với hành vi của mình, mà còn tạo nên một môi trường an toàn để chúng phát triển.

Sức mạnh của niềm tin

Thùng nước của lạc đà - một câu chuyện ngụ ngôn của người Do Thái về sức mạnh của niềm tin. Câu chuyện đã được kể ở Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen (Hà Nội) cho nhiều bé để xây dựng niềm tin.

Theo đó, lạc đà mẹ dẫn theo một bầy lạc đà con bước đi trong biển cát sa mạc không một bóng người. Chúng đã đi rất nhiều ngày, nên rất sốt ruột mong sẽ được nhìn thấy một mảng màu xanh nào đó ở rìa sa mạc. Mặt trời nóпg rát cháy trên mặt cát, cái nóng như thiêu như đốt. Bầy lạc đà đã khô miệng khô lưỡi và vô cùng khát nước.

Dù cho lạc đà được ví như những “chiếc thuyền” trong sa mạc. Nhưng nếu thiếu nước trong thời gian dài thì chúng vẫn sẽ ρhải chết khát. Nước là thứ duy nhất cứu rỗi bầy lạc đà vượt qua sa mạc. Lúc này, lạc đà mẹ gỡ một thùng nước ở trên lưng xuống. Và nói với các con rằng: “Chỉ còn lại một thùng nước này thôi, chúng ta ρhải chờ đến giây phút cuối cùng rồi mới uống. Nếu không chúng ta đều sẽ không thể sống sót mà đi ra khỏi đây”.

Bầy lạc đà tiếρ tục cuộc hành trình gian khổ, thùng nước đó đã trở thành niềm hy vọng duy nhất của chúng. Nhìn thấy thùng nước nặng trĩu trên lựng mẹ, trong lòng mỗi lạc đà con đều dấy lên một loại khát vọng tha thiết với sự sống. Thùng nước trên lưng mẹ đã trở thành niềm hy vọng duy nhất của bầy lạc đà con.

Nhưng thời tiết thật sự quá nóng rát, có những con đã thật sự không thể chịu đựng thêm được nữa. “Mẹ ơi, cho con uống một ngụm nước đi”, một con lạc đà con nài nỉ cầu xin. “Không được, số nước này ρhải chờ đến thời khắc gian nan nhất mới được uống, con hiện giờ vẫn còn có thể kiên trì thêm một lúc nữa”, lạc đà mẹ nói. Cứ như vậy, lạc đà mẹ lần lượt cự tuyệt lời nài nỉ của từng đứa lạc đà con.

Một ngày nọ trời ngả hoàng hôn, khi mà tất cả đã không tài nào gắng gượng tiếp được nữa. Bầy lạc đà con phát hiện không thấy mẹ chúng đâu nữa. Chỉ còn lại thùng nước đó trơ trọi đứng ở sa mạc phía trước mặt. Trên cát có để lại một hàng chữ: “Mẹ không đi được nữa rồi, các con hãy mang theo thùng nước này, phải nhớ trước khi ra khỏi sa mạc, ai cũng đều không được uống số nước trong thùng này, đây là mệnh lệnh cuối cùng của mẹ”.

Lạc đà mẹ vì sự sinh tồn của con, đã để thùng nước duy nhất lại. Mỗi lạc đà con đều kiềm chế nỗi bi thương to lớn trong lòng mà tiếρ tục cuộc hành trình. Thùng nước nặng trĩu đó được thay phiên truyền lại trên lưng mỗi con lạc đà. Nhưng chúng cũng không nỡ mở nắp uống lấy một ngụm nào. Vì chúng biết đây là hy vọng duy nhất mà mẹ chúng dùng sinh mệnh của mình để đánh đổi.

Cuối cùng, đàn lạc đà con từng bước từng bước thoát khỏi sa mạc. Chúng vui quá đỗi mà bật khóc vì đã có thể được tiếp tục sống. Chợt nhớ đến thùng nước mà mẹ chúng để lại. Liền mở nắp thùng ra, thứ được đựng ở bên trong hoá ra lại là… “một thùng cát”.

thiet-lap-ranh-gioi-va-ky-luat2.jpg
Ảnh minh họa: INT.

Niềm tin được củng cố

Cô Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen chia sẻ, trong cuộc sống, không phải tiền bạc, tài sản,... mà cha mẹ để lại có thể giúp con cái có cuộc sống hạnh phúc. Trong câu chuyện trên, lạc đà mẹ đã tạo ra được niềm hy vọng, lòng tin và động lực nuôi dưỡng sự sống cho cả bầy con vượt qua sa mạc. Lạc đà mẹ, dùng chính sinh mệnh của mình, để giúρ con hiểu rằng: “Chỉ có hy vọng và lòng tin là không bao giờ mất, đôi cánh nâng đỡ vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc đời”.

Theo cô Liên, muốn tạo dựng niềm tin cho trẻ, cha mẹ cần thiết lập kỷ luật hợp lý với con. Việc thiết lập ranh giới rõ ràng và kỳ vọng có tính kỷ luật đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin. Khi cha mẹ đưa ra những quy tắc cụ thể và giữ vững lập trường, trẻ sẽ nhận thức được sự nhất quán và công bằng trong gia đình. Điều này không chỉ giúp trẻ học cách tự kiểm soát và chịu trách nhiệm với hành vi của mình, mà còn tạo nên một môi trường an toàn để chúng phát triển.

Sự an toàn này sinh ra từ niềm tin rằng cha mẹ luôn có mặt để hỗ trợ và bảo vệ, ngay cả khi chúng phải đối mặt với hậu quả của những quyết định sai lầm. Khi niềm tin được củng cố thông qua sự kỷ luật hợp lý, chúng ta không chỉ dạy con biết tuân thủ các quy tắc, mà còn khích lệ chúng phát triển lòng tự trọng và tự tin vào khả năng tự quản lý bản thân.

Muốn vậy, người lớn cần tạo dựng môi trường gia đình an toàn. Một gia đình an toàn và hỗ trợ chính là nền tảng vững chắc giúp xây dựng lòng tin giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là trong độ tuổi vị thành niên khi các em đang trong quá trình hình thành nhân cách và đối mặt với nhiều thách thức mới.

Tạo dựng một môi trường gia đình ấm cúng không chỉ giúp con bạn cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, mà còn khích lệ chúng tự do thể hiện cảm xúc và ý kiến của mình. Khi không gian gia đình trở thành một nơi chứa đựng tình yêu và sự an toàn, con bạn sẽ không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ, mong muốn và cả những lo lắng của mình. Điều này tạo điều kiện cho cha mẹ hiểu rõ hơn về con cái và từ đó, có thể hỗ trợ, đồng hành cùng con một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cha mẹ nên cố gắng cho trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau và khuyến khích trẻ khi trẻ tìm thấy điều mà chúng thực sự yêu thích. Những đứa trẻ có niềm đam mê đặc biệt, cảm thấy tự hào về khả năng của mình sẽ có nhiều khả năng thành công trong các lĩnh vực khác của cuộc sống và cha mẹ cũng có thể giúp trẻ tận dụng sở thích của mình để kết nối với những đứa trẻ khác.

“Ví dụ, nếu con thích vẽ nhưng hầu hết các bạn nam trong lớp đều thích hoạt động thể thao, hãy khuyến khích trẻ vẽ các môn thể thao. Hoặc trẻ có thể tập hợp một cuốn sách gồm các tác phẩm nghệ thuật của mình và cho cả lớp xem”, cô Liên gợi ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Công bằng trong tuyển sinh

GD&TĐ - Năm 2025, công tác tuyển sinh sẽ có những điểm mới khi lứa thí sinh học Chương trình GDPT 2018 đầu tiên tốt nghiệp THPT...