Tăng cường dạy tiếng Khmer cho học sinh Sóc Trăng

GD&TĐ - Thông tin từ Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT, năm học 2023-2024, toàn tỉnh Sóc Trăng có 131 trường dạy tiếng Khmer, với 1.707 lớp 44.984 học sinh.

Đối với học sinh bậc tiểu học, THCS tùy theo từng lớp được phân bổ học từ 2-4 tiết/tuần.
Đối với học sinh bậc tiểu học, THCS tùy theo từng lớp được phân bổ học từ 2-4 tiết/tuần.

Theo đó, tất các học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ngoài ra trong 2 tháng hè, 85/93 chùa Phật giáo Nam tông tham gia giảng dạy; Trường Bổ túc văn hoá Pali Trung cấp Nam Bộ vừa dạy tiếng Khmer, vừa dạy tiếng Pali cho các tăng sinh. 131 trường dạy tiếng Khmer có 1.707 lớp; 44.984 học sinh.

Học sinh dân tộc Khmer được học theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT biên soạn và học xen kẽ với chương trình phổ thông.

Đối với học sinh bậc tiểu học, THCS tùy theo từng lớp được phân bổ học từ 2-4 tiết/tuần.

Riêng lớp 12 học 2 tiết/tuần theo tài liệu song ngữ do Sở GD&ĐT và Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng biên soạn.

Hằng năm, Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 5, lớp 9 và lớp 12 cho hơn 8.000 HS học tiếng Khmer.

Tỉnh Sóc Trăng có tổng số 232 Giáo viên dạy tiếng DTTS, trong đó: cấp TH là 154 giáo viên, cấp THCS là 66 giáo viên, cấp THPT là 12 giáo viên.

Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trường đại học Trà Vinh mở các lớp đại học Ngữ văn Khmer để đào tạo giáo viên, phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng Khmer cho 227 giáo viên.

Hàng năm Sở GD&ĐT phân công giáo viên cốt cán hướng dẫn và triển khai các chuyên đề trong công tác giảng dạy tiếng Khmer nhằm tạo điều kiện cho giáo viên dạy tiếng Khmer có cơ hội được học hỏi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh một cách hiệu quả.

Kỳ thi giáo viên dạy giỏi tiếng Khmer ở các cấp học được tổ chức thường xuyên nhằm lựa chọn giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tiếng Khmer của tỉnh.

Những năm gần đây, Sở GD&ĐT cũng duy trì các kỳ thi tiếng Khmer nhằm khuyến khích việc học chữ Khmer ngày càng phát triển bền vững và có hiệu quả như: tổ chức thi viết chữ đẹp môn tiếng Khmer cấp tỉnh, thi học sinh giỏi tiếng Khmer cấp tỉnh lớp 9 và lớp 12. Thông qua các kỳ thi nói trên đã góp phần lan tỏa phong trào học tiếng Khmer trong các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí mua sách giáo khoa tiếng Khmer, vở, bút viết cho học sinh với mức đề xuất là 01 bộ sách tiếng Khmer, 4 quyển vở và 4 chiếc bút/01 học sinh trong một năm học, tổng kinh phí khoảng trên 2 tỷ đồng mỗi năm.

Sở GDĐT cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình cùng học tiếng Khmer trên Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng.

Bên cạnh việc dạy song ngữ tại các trường công lập trên địa bàn, tỉnh phối hợp với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh vận động 93 chùa Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết, văn hóa Khmer mà còn giúp các em học sinh có kỳ nghỉ hè thật sự ý nghĩa và bổ ích.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục trong công tác dạy học tiếng Khmer cho học sinh trong các trường phổ thông ở tỉnh Sóc Trăng đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn chữ viết dân tộc thiểu số, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ.

Sóc Trăng là một tỉnh nằm cuối hạ lưu sông Hậu, diện tích tự nhiên là 3.311,87 km2 (chiếm 1% diện tích cả nước và 8,33% diện tích đồng bằng sông Cửu Long), với 11 đơn vị hành chính (01 thành phố, 02 thị xã và 8 huyện) với 109 xã, phường, thị trấn; Dân số toàn tỉnh là 1.195.741 người. Trong đó, tỉ lệ dân tộc Kinh là 64,24%, Khmer 30,71%, dân tộc Hoa 5,02%, dân tộc khác là 0,03%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.