Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo với GV mầm non

ảnh minh họa/internet
ảnh minh họa/internet

Trong nhiệm vụ này, Bộ GD&ĐT lưu ý tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện các chính sách đối với giáo viên mầm non (GVMN) theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Tiến hành rà soát, đánh giá hệ thống chính sách, chế độ làm việc của GVMN, tham mưu chính sách địa phương phù hợp nhằm phát triển đội ngũ.

Có giải pháp bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập.

Cập nhật thường xuyên số lượng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục các cấp trên phần mềm cơ sở dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong toàn ngành.

Tập trung bồi dưỡng tập huấn, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ của đội ngũ GVMN; nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt giáo viên tại các nhóm lớp độc lập tư thục; khuyến khích giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet.

Triển khai thực hiện chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp GVMN, xác định năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu của các chuẩn đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

Triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN giai đoạn 2018-2025 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lựa chọn, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN cốt cán theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Thực hiện bổ nhiệm, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh, thi/xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo hạng chức danh nghề nghiệp GVMN và xếp lương đúng quy định; thực hiện tốt công tác tôn vinh, khen thưởng và các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực, điều kiện để đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.