Tăng cường các giải pháp ngăn ngừa lao động trẻ em

Tăng cường các giải pháp ngăn ngừa lao động trẻ em

Nguy cơ từ đại dịch

Một báo cáo mới đây của Tổ chức Laođộng quốc tế (ILO) và UNICEF cho thấy, đại dịch có thể khiến lao động trẻ emgia tăng sau 20 năm có những tiến bộ trong lĩnh vực này. Theo báo cáo "Covid-19và lao động trẻ em: giai đoạn khủng hoảng - giai đoạn để hành động", số lượnglao động trẻ em trên thế giới đã giảm tới 94 triệu trẻ kể từ năm 2020. Tuynhiên, thành quả đó đang bị lung lay dữ dội.

Theo ước tính, có hơn một triệu trẻem từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động trẻ em tại Việt Nam, hơn một nửa trong sốđó đang làm những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi đại dịchảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, những em này thậm chí còn có nguy cơ phảilàm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn.

Tổng giámđốc ILO Guy Ryder cho rằng, hiện nay có nhiều trẻ em đối diệnvới cuộc khủng hoảng này và các em không được bảo vệ về y tế, dinh dưỡng, cuộcsống hàng ngày. "Đại dịch sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta cầntăng cường hỗ trợ tài chính bền vững và cam kết chính trị. Mục tiêu về xóa bỏ lao động trẻ em chỉ đạt được khi đoànkết quốc gia." - Ông Ryderđồng thời kêu gọi Chính phủ cùng các doanh nghiệp hãy cam kết thực hiện nghiêmcác cam kết quốc tế để xóa bỏ lao động trẻ em.

Nhiềugiải pháp ứng phó

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà, đại dịchCovid-19 đã tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh và việc làm của người lao động,làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Nhóm lao động có việclàm phi chính thức, lao động không có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, laođộng người cao tuổi, phụ nữ, lao động di cư, nguy cơ lao động trẻ em là nhữngnhóm dễ bị tổn thương dưới tác động của dịch bệnh.

Thực hiện những giải pháp ứng phó của Chính phủ hỗtrợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn, người lao động bị giảm sâu thu nhậpdo dịch Covid-19 và sự đồng lòng của người dân trong công tác phòng, chống, kiểmsoát dịch bệnh vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ vững an sinh xãhội. Kể từ ngày 23/4/2020, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm phục hồi vàphát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Đối với trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Ban chỉđạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Y tế xây dựng chiến dịch truyền thông đểbảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịch Covid-19 tại gia đình, cơ sở trợ giúp xãhội, cơ sở cách ly tập trung. Triển khai tuyên truyền các hướng dẫn trên mạngxã hội cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em các kiến thức, kỹnăng bảo đảm an toàn cho trẻ em, học sinh trong thời gian nghỉ học tại giađình. Đã phát hành hơn 50.000 tờ rơi tại gần 400 khu cách ly.

Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với ILO, UNICEF tổ chức tọađàm "Covid-19: Bảo vệ trẻ em khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết"và Chiến dịch truyền thông "Trái tim xanh" dưới hình thức Talk showđược livestream trên trang fanpage, Truyền hình Vì trẻ em, bàn những tác động củaCovid-19 đến lao động trẻ em, các giải pháp ứng phó để giảm thiểu tình trạnglao động trẻ em. Trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn đểgiúp cán bộ bảo vệ trẻ em, nhân viên tư vấn Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệtrẻ em 111 nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.