Tăng cơ hội học tập cho học sinh vùng cao sau tốt nghiệp THPT

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang đã góp phần tăng cơ hội học tập cho học sinh DTTS, tạo nguồn lao động chất lượng cho địa phương.

Nỗ lực tăng cơ hội học tập cho học sinh vùng cao sau tốt nghiệp THPT.
Nỗ lực tăng cơ hội học tập cho học sinh vùng cao sau tốt nghiệp THPT.

Cơ sở Giáo dục đại học đầu tiên tại tỉnh Hà Giang

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-BGDĐT ngày 10/02/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập, đào tạo đa ngành, trực thuộc Đại học Thái Nguyên, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT và hoạt động theo quy chế của Đại học Thái Nguyên.

Là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại tỉnh Hà Giang, Phân hiệu đã góp phần tạo thêm cơ hội học tập cho học sinh DTTS, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lao động chất lượng cho địa phương.

Ngay sau khi được thành lập, Phân hiệu đã thực hiện và hoàn thành việc mở 2 mã ngành trình độ đại học hệ chính quy là Giáo dục Tiểu học và Giáo dục Mầm non. Công tác tuyển sinh trình độ Đại học/Cao đẳng hệ chính quy đạt 100% chỉ tiêu được giao; công tác liên kết tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng với các trường thành viên của ĐHTN bước đầu khởi sắc. Quy mô đào tạo, bồi dưỡng hiện tại của Phân hiệu đạt trên 2.000 sinh viên.

Theo TS Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang: Năm học 2022-2023 với gần 1000 lượt thí sinh đăng ký, Phân hiệu tuyển sinh và nhập học cho gần 500 sinh viên, trong đó khối ngành Sư phạm được giao chỉ tiêu 364 sinh viên, còn lại thuộc các ngành Ngôn ngữ Anh, Du lịch, Chăn nuôi thú y, Dược liệu&Hợp chất thiên nhiên ...

Hiện nay, số sinh viên hệ đào tạo chính quy đang theo học tại Phân hiệu là 573 sinh viên, trong đó, 495 sinh viên là người dân tộc thiểu số (chiếm 86.4%); 16 sinh viên là dân tộc rất ít người (chiếm 2.78%).

Những kết quả bước đầu đã góp phần giúp tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 trúng tuyển, nhập học ĐH và CĐ ngành giáo dục mầm non của tỉnh Hà Giang tăng 1 bậc so với năm 2022.

Cụ thể, theo công bố của Bộ GD&ĐT tại Hội nghị tổng kết tuyển sinh giai đoạn 2015-2023 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2024-2025 khối Đại học và Cao đẳng Sư phạm năm 2023, số thí sinh trúng tuyển nhập học đại học của tỉnh Hà Giang đạt 29,21% tăng một bậc trên bảng xếp hạng (xếp thứ 3 trong top 10 tỉnh có thí sinh trúng tuyển nhập học thấp), tăng 7,68% so với năm 2022.

Qua đó khẳng định sự quan tâm của Tỉnh ủy Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang, các Sở, Ban ngành, Đại học Thái Nguyên và sự đoàn kết, nỗ lực của 100% cán bộ giảng viên, viên chức của Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang cùng với gần 500 sinh viên.

Đáp ứng nguồn nhân lực cho tương lai

TS Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang cho biết: Thời gian qua, Phân hiệu đã tích cực liên kết, song hành cùng các doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là Hà Giang. Thông qua việc thường xuyên tổ chức các buổi workshop, tạo cơ hội giao lưu với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội làm quen thực tế. Việc hợp tác này mang lại nhiều thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang luôn không ngừng cải tiến, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu tăng hơn nữa cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Phân hiệu có quy mô hơn 2 ha, với các khu vực giảng đường, hội trường, thư viện, các phòng chuyên môn và khu vực hiệu bộ.

Quy mô đào tạo, bồi dưỡng hiện tại của Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang đạt trên 2.000 sinh viên.
Quy mô đào tạo, bồi dưỡng hiện tại của Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang đạt trên 2.000 sinh viên.

Hiện nay, Phân hiệu có tổng số gần 100 cán bộ, giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên. Đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy học sinh vùng cao do đó sẽ có nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ và hiểu phong tục tập quán của sinh viên hơn.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các em sinh viên có môi trường học tập tốt hơn, qua đó giúp phát triển nguồn nhân lực, điểm kích cầu cho giáo dục đi lên, tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai.

Tính đến tháng 01/2024 toàn tỉnh Hà Giang thiếu khoảng gần 3.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt giáo viên Tiểu học, Mầm non, tiếng Anh… đặc biệt khu vực thiếu nhiều giáo viên, nhân viên nhất là Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Bắc Quang, Hoàng Su Phì….

Không chỉ đối với các ngành Sư phạm, nhu cầu nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học đối với các ngành ngoài sư phạm rất lớn để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Ngã rẽ sau trung học cơ sở

GD&TĐ - Nhiều năm trở lại đây, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trở thành “cuộc đua” căng thẳng và vô cùng áp lực.
Giá xăng ngày 27/6 sẽ tăng 500 đồng/lit?

Giá xăng ngày 27/6 sẽ tăng 500 đồng/lit?

GD&TĐ - Các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 27/6, rất có thể giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm trong từ 450 - 550 đồng/lít.