Tại sao vết thương ở miệng nhanh lành hơn ở vùng da khác?

GD&TĐ - Các vết thương ở miệng nhanh lành nhờ các chất điều chỉnh chính của các phản ứng miễn dịch.

Tại sao vết thương ở miệng nhanh lành hơn ở vùng da khác?

Các vết thương ở miệng nhanh lành hơn vết thương ở các vùng da khác, và hiện nay các nhà khoa học đang tìm hiểu xem vết thương ở miệng nhanh lành hơn bằng cách nào.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Science Translational Medicine, một số chất điều chỉnh chính của hoạt động gien làm việc quá mức ở miệng để chữa lành các vết thương mà không để lại sẹo.

Theo các nhà khoa học đến từ Đại học California, San Diego và Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia ở Bethesda, Md, những chất điều chỉnh này – các protein SOX2, PITX1, PITX2 và PAX9 – hoạt động trong các tế bào da được gọi là keratinocyte ở miệng, chứ không phải trong các tế bào da ở cánh tay.

Các chất điều chỉnh kìm hãm sự sưng viêm có thể dẫn tới để lại sẹo và khởi động các chương trình phân tử liên quan tới hoạt động tế bào và khép vết thương.

Biết miệng nhanh lành như thế nào cuối cùng có thể đem lại các liệu pháp chữa trị các vết thương ngoài da mà không để lại sẹo.

Luis Garza, một nhà nghiên cứu về da và là bác sĩ chuyên khoa da liễu đến từ Trường Y Johns Hopkins cho biết, vì các chất điều chỉnh tham gia nhiều quá trình sinh học, gồm hướng dẫn sự phát triển một cơ quan, các nhà khoa học cần tìm ra quá trình nào quan trọng với việc chữa lành vết thương. Nghiên cứu này có lẽ sẽ mang lại một vài manh mối.

 Tiến độ lành vết thương ở cánh tay và miệng - Ảnh từ R. Iglesias-Bartolomeet al/Science Translational Medicine 2018.

Tiến độ lành vết thương ở cánh tay và miệng

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các vết thương nhỏ ở cả miệng và bên trong cánh tay trên của 30 tình nguyện viên. Vết thương ở miệng lành nhanh gấp ba lần vết thương ở da cánh tay - trung bình với tỉ lệ khoảng 0,3mm/ngày ở miệng so với chưa đầy 0,1mm/ngày ở cánh tay.

Giảm bớt lượng PITX1 và SOX2 của keratinocyte ở miệng được nuôi trồng trong đĩa phòng thí nghiệm làm biến đổi hoạt động của các gien liên quan đến hoạt động tế bào. Tăng lượng SOX2 ở da chuột làm rút ngắn thời gian lành vết thương – từ khoảng chín ngày xuống ba ngày.

Có lẽ không phải điều bất ngờ khi lớp niêm mạc miệng và các màng nhầy khác nhanh lành. Garza cho biết đó có lẽ là kết quả của động vật có xương sống tiến hóa trong đại dương.

“Chúng tôi đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu cách chữa lành vết thương dưới nước. Nên rất hợp lí khi chúng tôi có thể chữa lành vết thương trong niêm mạc ẩm ướt của mình”.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...