Tại sao chim sống sót trong khi khủng long tuyệt chủng?

GD&TĐ - Chim và khủng long sống cùng thời kỳ với nhau nhưng trong khi khủng long tuyệt chủng sau một thảm họa thiên thạch thì chim vẫn sống.

Loài chim tiến hóa từ khủng long.
Loài chim tiến hóa từ khủng long.

Chim và khủng long sống cùng thời kỳ với nhau nhưng trong khi khủng long tuyệt chủng sau một thảm họa thiên thạch thì chim vẫn sống và phát triển đến ngày nay

Sức sống mạnh mẽ

Chim hiện đại có nguồn gốc từ loài khủng long Dromaeosaurs, hay “thằn lằn chạy”, một họ khủng long chân thú có lông vũ hoặc chân thú. Khi một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất cách đây 66 triệu năm ở vùng biển ngoài khơi Mexico ngày nay, khủng long đã bị xoá sổ. Khoảng 3/4 động thực vật trên thế giới bị tiêu diệt.

Thế nhưng, một số loài chim vẫn tiếp tục tồn tại. Sau kỷ Phấn trắng, những loài chim còn tồn tại đã tiến hóa, trở thành một nhánh khác trên phả hệ của khủng long. Trong hơn 80 triệu năm, chúng đã phát triển mạnh mẽ và “làm chủ” bầu trời.

Ông Derek Larson - nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Hoàng gia BC cho biết: “Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về nguyên nhân loài chim hiện đại có thể sống sót sau sự kiện tuyệt chủng trong khi các nhóm khủng long không phải làm chim, thằn lằn bay hay các loài chim khác đều bị duyệt vong. Đến cuối kỷ Phấn trắng, nhiều loài chim và bò sát giống chim cũng bị tuyệt chủng nhưng loài chim có mỏ vẫn sống sót”.

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về quá trình tiến hóa của loài chim đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao chúng không bị tuyệt chủng. Họ lắp ráp các manh mối như hóa thạch hoặc các bằng chứng khác về sự sống trên Trái đất từ lâu.

Hiện nay, các nhà khoa học đã có giả thuyết về việc tại sao loài chim sống sót nhưng không có câu trả lời chắc chắn. Dù vậy nghiên cứu sẽ giúp ích cho khoa học tìm hiểu về sự sống cổ đại trên Trái đất.

Các loài chim hiện nay không có răng. Thay vào đó, chúng có mỏ với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau để thuận tiện cho việc ăn uống. Vào thời khủng long, một số loài chim vẫn có răng, số khác thì không.

Sau sự kiện tiểu hành tinh đâm vào Trái đất, tất cả các loài chim có răng đều tuyệt chủng nhưng nhiều loài không răng vẫn sống. Một số nhà khoa học tin rằng việc không có răng là lý do giúp những loài chim này sống sót.

Hoá thạch của những loài chim không răng thời kỳ đầu cho thấy chúng có khả năng ăn thức ăn gốc thực vật nhiều hơn, như các loại hạt, trái cây và hạt giống. Điều này đồng nghĩa chúng ít phụ thuộc vào việc ăn các loài động vật khác so với những loài có răng. Sự khác biệt trong chế độ ăn uống này đã trở thành lợi thế lớn sau vụ va chạm với tiểu hành tinh.

Sự cố này đã gây ra sóng thần, động đất diện rộng và xung nhiệt gây ra cháy rừng quy mô lớn gần vị trí tiểu hành tinh đáp xuống. Trong những tháng tiếp theo, một lượng lớn bụi bao phủ không khí bao quanh Trái đất, che phủ Mặt trời khiến cây cối không có đủ ánh sáng để phát triển.

Đối với các loài động vật ăn thực vật, nguồn thức ăn giảm rõ rệt. Nhiều loài đã tuyệt chủng, dẫn đến nguồn thức ăn cho động vật ăn động vật cũng trở nên khan hiếm. Cây cối cũng gặp khó khăn trong việc lấy đủ ánh sáng Mặt trời, do đó, thức ăn sẽ rất khó tìm. Nhưng nếu có khả năng mổ đất và tìm hạt hoặc quả bị chôn vùi để ăn, loài động vật đó có thể sinh tồn.

tai-sao-loai-chim-song-sot-trong-khi-khung-long-tuyet-chung-1.jpg
Loài chim hiện nay không có răng, chủ yếu dùng mỏ.

Tồn tại vượt thời gian

Tuy nhiên, có thể có những yếu tố khác khiến những loài chim không răng sống sót trong khi họ hàng có răng của chúng tuyệt chủng. Ví dụ, loài chim giống Vegavis sống vào cuối kỷ Phấn trắng và có mỏ nhưng không có dấu hiệu cho thấy loài này còn sống sót. Vì vậy, chỉ có mỏ không răng thôi là chưa đủ.

Thay vào đó, những loài chim có mỏ và mề khoẻ có khả năng nghiền nát những hạt cứng mới giúp tăng cơ hội sống sót. Hiện tại, đây là một bí ẩn không có câu trả lời chắc chắn.

Các nhà khoa học sẽ đưa ra ý tưởng hoặc giả thuyết dựa trên kiến thức và thông tin hiện có. Sau đó, họ kiểm tra ý tưởng bằng cách tiến hành thí nghiệm hoặc thu thập thêm bằng chứng.

Thông tin này sẽ củng cố hoặc bác bỏ ý tưởng ban đầu. Vì vậy, các nhà khoa học sẵn sàng chỉnh sửa câu chuyện về cách chim sống sót và khủng long tuyệt chủng khi thu thập thêm thông tin từ đá, hóa thạch và ADN cổ đại.

Từ sự kiện khủng long tuyệt chủng, có thể thấy nhiều loài có khả năng sống sót nhờ cấu tạo cơ thể và nguồn thức ăn đặc biệt.

Đơn cử, loài gián vẫn sống sót cho đến ngày nay. Cơ thể của gián là dạng dẹt nên chúng có thể chui vào những nơi chật hẹp như khe đất nhỏ để tránh khỏi sức nóng khủng khiếp khi thiên thạch va chạm với Trái đất.

Bên cạnh đó, gián là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ động thực vật cho đến chất thải. Đó là lý do chúng có thể sống sót qua sự kiện tuyệt chủng khủng long và nhiều thảm họa tự nhiên khác.

Cá sấu, một trong những loài bò sát cổ xưa nhất, cũng đã sống sót qua ba đợt tuyệt chủng hàng loạt là kỷ Trias, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Điều này là nhờ thói quen sống và khả năng thích nghi mạnh mẽ. Cá sấu có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau như nước ngọt, đầm lầy, sông ngòi và có nguồn thức ăn phong phú.

Nhưng khi thảm họa xảy ra, nguồn thức ăn khan hiếm thì cá sấu vẫn tồn tại vì chúng tiêu hao rất ít năng lượng. Chúng dành phần lớn thời gian để nằm, thở chậm, thậm chí tim đập cũng rất chậm và gần như rơi vào trạng thái ngủ đông. Nhờ vậy, chúng vẫn sống sót dù không có thức ăn trong nhiều tháng, đôi khi là vài năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.