Tại sao các bà mẹ Ấn Độ không trừng phạt con?

GD&TĐ - Các bậc phụ huynh Ấn Độ tin rằng việc la hét sẽ không giúp gì cho việc giáo dục trẻ. Ở một quốc gia có sự hòa trộn giữa đạo Phật, đạo Hindu và Hồi giáo, thậm chí những đứa trẻ tinh nghịch nhất cũng hiếm khi bị phạt, dưới đây là những lý do:

Tại sao các bà mẹ Ấn Độ không trừng phạt con?

Dùng tình yêu thương. Từ khi sinh ra, trẻ em Ấn Độ được dạy đối xử tử tế với bất kỳ sự sống nào. Sự kiên nhẫn là điều tối quan trọng và được xem là đạo đức. Trong khi đó việc thể hiện cảm xúc bực bội được xem là điều không nên.

Kiểm soát thông tin. Các bậc phụ huynh thường chỉ cho con xem các chương trình TV về nghệ thuật và giáo dục. Phương pháp này rất quan trọng ngày nay khi mà internet và truyền hình có tác động tiêu cực tới nhân cách của trẻ, thậm chí còn gây nguy hiểm.

Phong cách là yếu tố được coi trọng. Phụ nữ Ấn Độ đặc biệt cẩn thận về các nghi thức trong ăn uống và họ đã dạy con mình cách cư xử phù hợp. Khi lên 2 tuổi, một đứa trẻ được phép nghịch với thức ăn nhưng điều này không được phép với trẻ 10 tuổi.

Làm gương tốt. Phụ huynh Ấn Độ tin tưởng rằng thói quen của họ sẽ hình thành tính cách của trẻ sau này. Đó là lý do tại sao họ không thuyết giảng cho trẻ mà thể hiện bằng những hành động làm gương. Các thế hệ lớn tuổi hơn trong gia đình cũng tham gia vào việc giáo dục này nếu như họ cùng sống trong một mái nhà.

Gắn kết chặt chẽ. Các bác sĩ Ấn Độ khuyên mẹ con nên ngủ cùng nhau để cảm nhận được nhau và duy trì sự bình an. Nếu một em bé có điều gì đó bất ổn, lo lắng thì mẹ có thể ngay lập tức ôm con mình.

Nói ra suy nghĩ của mình. Giáo dục ở nhà trường coi trọng tinh thần và sự tha thứ. Trẻ em được dạy hãy nói ra suy nghĩ của mình và cùng thảo luận. Các em được học yoga, luyện trí nhớ và mỉm cười khi học… Những điều này giúp học sinh khám phá được tiềm năng của mình.

Điều cấm kỵ của giáo viên. Giáo viên Ấn Độ có sự chịu đựng rất cao, họ không thể hiện sự bất bình và yêu cầu bất kỳ điều gì khi mà bản thân họ chưa làm được. Giáo viên Ấn Độ thường tập hợp lại để thảo luận những quy định về hành vi của giáo viên chứ không phải của học sinh.

Tốt hơn chính mình. Nhiệm vụ chính của bất kỳ học sinh nào là phải phấn đấu để tốt hơn chính mình. Hàng tháng, những học sinh thành công được nhận thẻ đặc biệt. Trẻ em Ấn Độ phải cố gắng để tốt hơn bản thân mình chứ không phải hơn người khác.

Cũng như ở bất kỳ quốc gia nào khác, những nguyên tắc nuôi dạy trẻ em ở Ấn Độ đều dựa trên tư tưởng của mình. Tuy nhiên, không có gì sai nếu chúng ta tham khảo và kiên nhẫn hơn với con mình.

Theo Boldsky

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ