Tái chế điện thoại, trồng một cây xanh

GD&TĐ - Ngày 25/6, tại TP Huế, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế”.

Trồng rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu
Trồng rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu

Nằm dọc phá Tam Giang, Rú Chá (xã Hương Phong, TX Hương Trà) là hệ sinh thái độc đáo với nhiều giá trị. Gần đây, Rú Chá chịu nhiều tác động của con người nên diện tích ngày càng thu hẹp chỉ còn 4,6 ha. 

2 năm qua, thông qua dự án, hơn 23 nghìn cây ngập mặn đã được trồng tại đây. Trong đó, hơn một nửa diện tích được trồng tại các khu nuôi thủy sản, đã giúp cải thiện sinh kế đối với người dân. 

Cũng trong khuôn khổ dự án, 300 người dân đã được đào tạo về trồng và quản lý rừng ngập mặn; 400 hộ dân được giúp đỡ cải thiện quản lý nuôi trồng thủy sản thông qua áp dụng các mô hình nuôi trồng thủy sản sinh thái.

Dự án cũng thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức, trong đó giúp người dân hiểu được giá trị cây ngập mặn và làm thế nào để chăm sóc, quản lý rừng ngập mặn mới.

Ông Francis Cheong - Quản lý cao cấp về Phát triển Bền vững Khu vực của Microsoft - cho biết: “Không dừng lại ở giai đoạn trồng cây ban đầu trong hai năm qua, Microsoft sẽ tiếp tục hỗ trợ duy trì dự án trong thời gian dài hơn, kết hợp với chiến dịch tái chế điện thoại tại Việt Nam”.

Theo đó, mỗi một điện thoại Nokia không sử dụng, được mang tới điểm thu gom, Microsoft sẽ trồng thêm một cây cho rừng ngập mặn Việt Nam. Người tham gia sẽ có một cây ngập mặn đặt theo tên mình trong chương trình “Tái chế điện thoại, Trồng một cây xanh”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.