Tác hại khó lường của cà phê đối với phụ nữ

Cùng với sự phát triển của xã hội, số lượng người uống cà phê ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nữ doanh nghân, nữ nhân viên văn phòng do nhu cầu của công việc và xã giao đã thường xuyên uống cà phê.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Cafein trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ. 

Vì vậy, sau khi uống một ly cà phê vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy phấn chấn bắt tay vào công việc. Cafein có thể đối phó với cơn buồn ngủ khi làm việc đêm, một ly cà phê đen đậm được xem là biện pháp hiệu quả.

Cà phê có lợi cho sức khỏe nếu uống đúng cách. Cafein cũng là thành phần có mặt trong một số loại dược phẩm trị cảm cúm, giảm đau hay chống dị ứng. 

Ngoài ra, cà phê còn được xem là thức uống có giá trị dinh dưỡng vì chỉ cà phê đen không thôi đã chứa 12% lipid (chất béo), 12% protid (chất đạm), 4% chất khoáng, nhiều nhất là kali và magiê.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ không nên uống cà phê nhiều, bởi uống nhiều cà phê sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ.

Dưới đây là một số ảnh hưởng do uống cà phê đối với phụ nữ:

Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phụ nữ uống nhiều cà phê mỗi ngày sẽ khiến cho nguy cơ nhồi máu cơ tim của phụ nữ tăng khoảng 70%, uống càng nhiều nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Loãng xương: Uống cà phê mỗi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo để làm việc. Tuy nhiên, caffein lại có tác động đến sự chắc khỏe của xương.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mỗi ngày phụ nữ uống 2 cốc cà phê trở lên sẽ khiến cho mật độ xương của xương hông và xương cột sống đều giảm thấp. Mật độ loãng xương giảm liên quan đến số lượng cà phê uống mỗi ngày. 

Caffeine có thể kết hợp với các free calcium bên trong cơ thể, đồng thời được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Free calcium giảm chắc chắn sẽ gây ra sự phân giải của Calcium, từ đó gây loãng xương.

Gây vô sinh: Các chuyên gia nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phụ nữ uống nhiều cà phê mỗi ngày dễ mắc chứng vô sinh hơn những phụ nữ không uống hoặc uống ít cà phê mỗi ngày. 

Theo kết quả điều tra, trong 100 phụ nữ có thói quen uống nhiều cà phê hàng ngày thì có tới 50 phụ nữ khó thụ thai.

Gây dị tật thai nhi: Phụ nữ không nên thường xuyên uống cà phê. Theo các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên dừng ngay việc uống cà phê trong quá trình mang thai.

Gây cao huyết áp ở phụ nữ mang thai: Biểu hiện ở người bệnh là phụ thũng, cao huyết áp, nước tiểu vàng đục. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi mang thai phụ nữ không nên uống cà phê.

Tiểu đường: Theo các nhà nghiên cứu, chất caffeine trong cà phê có thể thẩm thấu vào tuyến tụy, đọng lại trong thai nhi, đặc biệt là phần gan và não của thai nhi, khiến cho thai nhi có thể bị mắc tiểu đường sau khi chào đời.

Ngoài ra, bất kể là nam hay nữ, uống nhiều cà phê đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng thêm mối nguy bị cao huyết áp, và nhất là có thể gây nghiện. Do vậy, muốn sinh con khỏe mạnh và đề phòng bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, phụ nữ không nên uống cà phê trong thời gian dài, và uống quá nhiều.

Trong thực tế, trà cũng có chứa caffeine. Sự tích hợp của caffeine và rượu có thể làm tổn thương nghiêm trọng cơ thể con người. Vì vậy, để ngăn chặn các tác hại gây ra bởi caffeine, các chuyên gia y tế khuyên mọi người để giảm ảnh hưởng của rượu bằng cách ăn trái cây như lê và dưa hấu. 

Điều đặc biệt quan trọng nhất là mọi người phải tránh uống rượu và đồ uống có chứa hàm lượng cao của caffeine với nhau.

Theo Vnmedia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.