Không phải nói xui hay xúi quẩy gì chứ ranh giới giữa sự sống và cái chết có vẻ ngăn cách mong manh lắm. Đang vui vẻ cười đùa vậy đấy nhưng đùng một cái thì “trời kêu ai nấy dạ”, rồi cứ thế mà ra đi. Có nhiều vụ chết oan, chết bất tử thì càng đau hơn mỗi khi nhắc đến. Và những vụ án về tai nạn hạt nhân thì càng thảm khốc hơn. Ngược thời gian một chút, ngoài cơn động đất ngày 11 tháng 3 năm 2011 thì thảm họa hạt nhân tồi tệ này đã làm đất nước Mặt Trời mọc thêm một phen điêu đứng. Đó là sự cố xảy ra ngày 30 tháng 9 năm 1999 tại một nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân JCO.
Không chỉ một mình Hisashi Ouchi là người bị nạn mà còn có cả hai đồng nghiệp cùng thực hiện thí nghiệm này. Ba kỹ thuật viên của nhà máy đã trộn lẫn axit nitric và uranium với nhau trong bể nước mưa để tạo thành dung dịch uranyl nitrate. Nhưng hàm lượng uranium được sử dụng vượt mức cho phép. Và chuỗi phản ứng dây chuyền kinh khủng đã xảy ra.
Ông là một trong những kỹ thuật viên làm việc tại công ty chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân tại quê hương của anh hùng samurai. Hisashi Ouchi bị nhiễm phóng xạ cực nhiều nhưng vẫn sống 83 ngày. Hẳn là có một sức chịu đựng đáng nể nào đó. Ông là một trong hai trường hợp tử vong của nhà máy điện hạt nhân Tokaimura.
Trong thời điểm đó, Hisashi Ouchi đang ở vị trí gần bể nước mưa nhất, hai đồng nghiệp của ông, một người đang đứng trên tảng đá và một cá nhân khác đang ngồi ở bàn, cách đấy bốn mét. Thảm họa hạt nhân Tokaimura là thảm họa tồi tệ thứ 2 sau thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi. Sự cố xảy ra cũng ghi nhận về các lo ngại tay nghề đào tạo chuyên môn chưa cao và các biện pháp an ninh tại chỗ chưa được thiết kế an toàn.
Giới hạn uranium trong bể nước mưa là 2,4 kg nhưng thời điểm ấy các thùng đã chứa đến 16 kg uranium.
Trong suốt thời gian tai nạn xảy ra, Ouchi đã tiếp xúc với 17 đơn vị đo lường bức xạ (sv). Shinohara nhận 10 (sv), Yokokawa là 3 (sv). Theo thông thường, chỉ cần tiếp xúc với 8 đơn vị đo lường bức xạ là đã có thể dẫn đến tử vong. Ouchi trải qua những khó khăn đau đớn, buồn nôn và bất tỉnh ngay lập tức, kinh hoàng hơn là các phản ứng dây chuyền ấy kéo dài gần 20 giờ. Hậu quả đẫm máu ấy nhưng không hề có tiếng nổ nào phát ra cả. Phản ứng hóa học thiệt sự không phải là để giỡn chơi.
Sự tiếp xúc của Ouchi với các bức xạ là rất nghiêm trọng, nên các nhiễm sắc thể trong cơ thể ông đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, số lượng tế bào máu trắng tụt xuống mức bằng 0. Toàn bộ cơ thể ông bị bỏng nặng và các cơ quan nội tạng của ông cũng bị phá hỏng tan tành. Có thể nói là hư hoàn toàn. Tuy vậy, Hisashi Ouchi bị nhiễm phóng xạ cực nhiều nhưng vẫn sống 83 ngày.
Năng lượng phóng xạ ông đã tiếp xúc có thể tương đương với bức xạ của vụ ném bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima. Ca tử vong của ông cũng là ca đầu tiên tại Nhật Bản nhận nhiều bức xạ nhất trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Khi tình trạng của ông trở nên xấu đi, ông được chuyển đến bệnh viện Đại học Tokyo và trải qua quá trình truyền máu vào các tế bào gốc ngoại vi đầu tiên trên thế giới. Bên cạnh đó, ông cũng phải trải qua nhiều ca cấy ghép da.
Sau một tuần trị liệu trong đau đớn Ouchi đã cố nói: “Tôi không thể chịu đựng hơn, tôi không phải là một con lợn guinea”. Mặc dù biết ông đang đau đớn, sống không bằng chết, nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục điều trị để cái chết gọi tên ông một cách lâu nhất có thể. Thật sự rất đau đớn.
Vào ngày 27 tháng 11, tim của Ouchi đã ngừng hoạt động trong 70 phút. Nhưng các bác sĩ vẫn cố gắng duy trì sự sống, truyền máu, chất lỏng cũng như các loại thuốc để giữ cho huyết áp ổn định hơn.
Hisashi Ouchi bị nhiễm phóng xạ cực nhiều nhưng vẫn sống 83 ngày. Và định mệnh đã sắp đặt, vào ngày 21 tháng 12 năm 1999, tim ông đã ngừng đập hoàn toàn và ông đã ra đi ở tuổi 35 của cuộc đời.
Trong suốt quá trình đấu tranh với bệnh tật, trái tim ông đã ngừng đập ba lần trong thời thời gian 49 phút. Thiệt kinh hoàng. Và ông đã sống lại vào ngày thứ 59 trong quá trình điều trị. Đến khoảng ngày thứ 83 thì ông đã vĩnh viễn nói lời tạm biệt với cuộc sống đau đớn mà ông đang chịu đựng.
Thật sự kinh hoàng cho tai nạn bất ngờ này. Một tai nạn có vẻ để lại cho người đời nhiều nỗi sợ hãi mỗi khi nhắc đến điện hạt nhân hay bom nguyên tử. Sức tàn phá của chúng còn khủng hơn cả chữ khủng chứ không đơn giản.