Sức mạnh đội kỵ binh có cánh của Ba Lan là đây

Kỵ binh có cánh của Ba Lan mạnh đến nỗi họ đã xé nát đội quân vĩ đại của Đế chế Ottoman với quân số lớn hơn hàng chục lần.

Sức mạnh đội kỵ binh có cánh của Ba Lan là đây
Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 1

Những kỵ binh có cánh là cách kẻ thù và chiến hữu gọi những đội kỵ binh Ba Lan. Vào khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 đôi cánh của đội kỵ binh này đã gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp các chiến trường mà vó ngựa của họ phi qua và những đôi cánh đó còn là niềm tự hào bất diệt của dân tộc Ba Lan. Nguồn ảnh: Sharia.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 2

Đội kỵ binh có cánh hay được gọi với cái tên Husaria vừa là cơn ác mộng với kẻ thù vừa như những thiên thần đối với các đơn vị lính khác của Quân đội Ba Lan thời đó vì chiến đấu cạnh họ nghĩa là đã cầm chắc một nửa chiến thắng trong tay. Nguồn ảnh: Deadlies.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 3

Cũng hiếm có một đội quân nào trên thế giới có trang phục đẹp và mang tính nghệ thuật đến như vậy, bộ giáp của các Husaria có độ dày lớn hơn áo giáp khác, thường từ 3,5 đến 10mm tùy loại trong khi giáp của kỵ sĩ các nước khác chỉ dày từ 2-3mm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 4

Tuy nhiên, điểm "ăn tiền" nhất trên bộ trang phục đã làm nên tên tuổi của đội kỵ binh này chính là đôi cánh với những đoạn thép uốn cong gắn lông ngỗng hoặc lông đại bàng.

Đôi cánh này không hề mang tác dụng che chắn hay bảo vệ họ trong chiến đấu, đó chỉ đơn giản là tên tuổi, là "thương hiệu" của nỗi khiếp sợ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Polish.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 5

Một điểm đặc biệt nữa trên bộ trang phục của kỵ sĩ Ba Lan đó chính là những tấm da báo được họ khoác trên cổ. Nhiều sử gia cho rằng, những con ngựa của đối phương vì không được rèn như ngựa của người Ba Lan sẽ bỏ chạy thục mạng khi ngửi thấy mùi da báo-vốn là thiên địch trong tự nhiên của chúng, nghĩa là không cần đánh, chỉ cần ngửi thôi kẻ địch cũng đã quay đầu bỏ chạy. Nguồn ảnh: Polish.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 6

Trong những cuộc chiến vào thời gian đó, những người lính giáo chính là cơn ác mộng của các kỵ binh, một hàng binh sỹ sẽ tạo thành bức tường giáo mà không một đội kỵ binh nào dám xông qua.

Để đối phó với điều đó, kỵ binh Ba Lan đã sử dụng những loại giáo cực dài, lên tới 6 mét tạo thành một bức tường giáo di động với tốc độ cao đủ sức xuyên thủng bất cứ bức tường người nào dưới vó ngựa của họ. Nguồn ảnh: Bass.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 7

Loại giáo này được gọi là Koipa, rất nhỏ và nhẹ, thậm chí chỉ sử dụng được một lần vì khi đâm vào mục tiêu với lực đủ mạnh nó sẽ vỡ toạc ra.

Tuy nhiên với chiến thuật vũ bão của đội kỵ binh này thì 1 lần cũng là quá đủ để họ vượt qua bức tường người, lọt ra sau phòng tuyến đối phương và sau đó là màn thảm sát kinh hoàng dành cho kẻ thù. Nguồn ảnh: Tengu.

Hai hung suc manh doi ky binh co canh cua Ba Lan - Anh 8

Trận chiến huy hoàng nhất của các kỵ binh Ba Lan là vào năm 1683, khi 3.000 kỵ binh Husaria đã giải cứu thủ đô Vienna của Áo đang bị bao vây bởi 200.000 quân Ottoman.

Đến ngay cả lúc chuẩn bị lâm chung, hoàng đế Mehmed IV của Đế chế Ottoman vẫn không hiểu tại sao đội quân vĩ đại có quân số đông hơn vài chục lần của ông lại gục ngã trước những thiên thần có cánh Ba Lan. Nguồn ảnh: Anatoli.

Theo Kiến Thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.