Vảy nến - bệnh ngoài da cần chữa dứt điểm

GD&TĐ - Bệnh khá phổ biến, nhất là ở những người có cơ địa nóng; gây ngứa, khó chịu, kéo dài dai dẳng.

Vảy nến - bệnh ngoài da cần chữa dứt điểm

Theo lương y Nguyễn Thị Thu Hương, phòng khám Bảo Thanh Đường, so với khoảng 10 năm trước, vảy nến đã tăng 7-10 lần chủ yếu do ăn thực phẩm tẩm ướp hóa chất, chứa nhiều chất bảo quản. Bệnh tăng còn do thời tiết diễn biến thất thường, ô nhiễm môi trường. Mùa hè nắng nóng, mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển. Nhiều người thường nghĩ vảy nến có thể lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp nhưng điều này không đúng, tuy nhiên, bệnh có thể di truyền.

Mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc vảy nến. Có người sinh ra đã bị di truyền, bệnh ủ sẵn trong cơ thể nhưng chưa có cơ hội bùng phát. Thời gian ủ bệnh có thể vài tháng, vài năm, khi có yếu tố bên ngoài tác động làm bệnh phát ra. Đối tượng mắc vảy nến thường gặp là đàn ông, độ tuổi 30-50 do sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, truyền máu, mổ xẻ...

Vảy nến có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận trên cơ thể như bụng, tay, chân, lưng, chủ yếu là ở đầu. Lớp vảy ở đầu hình thành và bong tróc nhiều hơn, có thể kết hợp với á sừng (một dạng bệnh ngoài da), các móng tay, chân còn sun dày làm cho tình trạng khó chữa trị. Tuyến tóc bị phá hủy, rụng thành từng mảng thưa dần.

Người mắc vảy nến thường có những triệu chứng như vùng da bệnh ngứa, khô cứng, vảy đỏ hoặc vảy trắng phủ lên như sáp nến, vảy xếp chồng lên nhau, đùn ra thành từng lớp, bong tróc.

Người mắc vảy nến thường có những triệu chứng như vùng da bệnh ngứa, khô cứng, vảy đỏ hoặc vảy trắng phủ lên như sáp nến, vảy xếp chồng lên nhau, đùn ra thành từng lớp, bong tróc.

Theo lương y Thu Hương, vảy nến được xếp vào một trong những loại khó chữa, nhất là với người bị di truyền, rối loạn miễn dịch, bệnh từ cơ địa mà ra. Khi vảy nến phát triển lan rộng thành mảng, xuất hiện ở nhiều bộ phận, kéo dài với tốc độ nhanh khiến điều trị khó khăn.

Thêm vào đó, các biểu hiện đầu tiên của vảy nến gần giống với các bệnh ngoài da khác như á sừng, viêm da cơ địa... dễ gây nhầm lẫn. Lương y Thu Hương khuyên khi có triệu chứng sưng tấy vùng da, tróc vảy, bệnh nhân nên thăm khám sớm để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

Vảy nến xuất hiện thành từng mảnh, ở nhiều bộ phận trên cơ thể khiến điều trị khó khăn hơn.

Vảy nến xuất hiện thành từng mảnh, ở nhiều bộ phận trên cơ thể khiến điều trị khó khăn hơn.

Trị bệnh phải kết hợp trong chữa ra ngoài chữa vào như thuốc uống, bôi, tắm. Thuốc bôi, thuốc tắm có tác dụng trị bên ngoài, giảm dần theo thời gian. Khi thuốc uống đủ khả năng đào thải, bệnh có thể dứt, không ủ lại.

Tuy nhiên, tác dụng của thuốc phần lớn còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Có khi sau một thời gian, bệnh ổn định nhưng nếu không duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt, làm việc hợp lý thì thương tổn lại tái phát. Khi bệnh giảm, vết đỏ ngứa bắt đầu khô lại, thu nhỏ dần, vùng da bị vảy nến có thể trở lại bình thường, không để lại sẹo.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ