Mối nguy hiểm không ngờ từ những chiếc khăn tắm mà bạn vẫn cuốn lên người mỗi ngày

 Khoảnh khắc bạn sử dụng khăn tắm cũng là lúc vật dụng này trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, nấm, da chết, cùng rất nhiều loại vi khuẩn và chất bẩn khác có sẵn trong phòng tắm, bao gồm cả... nước tiểu và phân.

Mối nguy hiểm không ngờ từ những chiếc khăn tắm mà bạn vẫn cuốn lên người mỗi ngày

Vi khuẩn sinh sôi trong khăn tắm rất nhanh

Theo Philip Tierno - nhà vi khuẩn và bệnh lý học thuộc khoa Y ĐH New York - thì hầu hết số vi khuẩn này sẽ không gây hại, vì chúng đến từ cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, sự thật kinh khủng là chúng sẽ sinh sản với tốc độ chóng mặt. Một số thống kê cho thấy trong điều kiện thích hợp, một con vi khuẩn có thể sinh sôi thành 1 tỉ cá thể chỉ trong vòng 10h đồng hồ.

photo1509849132509-1509849132605-2-48-312-545-crop-1509849175377
Trong khi đó, khăn tắm sau khi sử dụng lại chính là nơi ở hội tụ đủ điều kiện giúp mọi loài vi khuẩn phát triển: độ ẩm cao, nhiệt độ ấm, oxy, dinh dưỡng, và cả độ cân bằng pH tự nhiên. Tất cả những điều kiện này đều đến từ cơ thể người.

Các chuyên gia cho biết, dù bạn có tắm thường xuyên, sau đó cả ngày không làm gì, cơ thể bạn vẫn luôn "bẩn". Đó là do cơ thể chúng ta thay thế tới hàng ngàn tế bào da mỗi ngày, tạo thành da chết hay còn gọi là ghét bẩn. Đây chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của vi khuẩn.

meo-giat-khan-tam-sach-se-khong-bien-thanh-gie-rach-1477197259433-0-111-320-546-crop-1477197310702
Các vi khuẩn trên khăn sẽ nhân lên ngày qua ngày và tiếp tục được bạn lau lên da. Dù cơ thể bạn không có nấm, trên khăn vẫn có thể tích trữ nấm từ môi trường và lây lan lên da bạn.
photo-4-1510805074382
Điều xấu nhất có thể xảy ra là viêm nhiễm qua da cũng có thể khiến bạn phải nhập viện. Dù bạn đã tắm sạch, lau khô người bằng khăn sẽ chuyển vi khuẩn trên da bạn lên khăn.

Hiểm họa không ngờ từ khăn tắm

Lúc bình thường, những vi khuẩn này không có mấy tác hại. Nhưng nếu bạn có mang vi khuẩn như MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin, có trên 10% người khỏe mạnh bình thường), và bạn có chỗ da bị khô nẻ hoặc có vết thương, bạn có thể sẽ bị nhiễm trùng.

dung-khan-tam-lau-mat-nen-hay-khong

Trường hợp nếu vi khuẩn này xâm nhập vào máu, nó có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt mưng mủ.

Bạn nên giặt khăn sau khoảng 4-5 lần dùng. Dù có thể không bị mắc bệnh, song chiếc khăn mà bạn tưởng là sạch vẫn có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, tế bào chết để tiếp tục lau lên người bạn, thực sự rất mất vệ sinh.

hiem-hoa-khong-ngo-tu-chiec-khan-tam-ban-dung-moi-ngay-35-.1601

Đọc xong bài viết này, có lẽ một vài bạn "lười" trong chúng ta phải giật mình mà từ bỏ thói quen cả tuần mới giặt khăn tắm một lần đúng không?

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh giả mạo salon ô tô trên Facebook để lừa đảo.

Lập salon ô tô 'ma' để lừa đảo

GD&TĐ - Hoàng Văn Cương và Nguyễn Anh Văn tạo dựng salon ô tô 'ma', sau đó đăng thông tin giả bán xe để chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Ảnh minh họa ITN.

Dục tốc bất đạt

GD&TĐ - Đầu mùa tuyển sinh 2024, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố loạt kết luận liên quan đến việc mở và đào tạo ngành học mới với nhiều trường đại học.