Kon Tum: Nhiễm cúm A H1N1, một sư cô tử vong

GD&TĐ - Người phụ nữ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sau một thời gian điều trị, bệnh nhân khó thở với các biểu hiện mệt mỏi, li bì, tiếp xúc chậm, tay chân lạnh, sau đó tử vong. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chiều 11/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum xác nhận, trên địa bàn TP Kon Tum vừa có một trường hợp tử vong do cúm A/H1N1.

Nạn nhân là ni cô Nguyễn Thị Thơm (37 tuổi) đang tu hành tại chùa Pháp Hoa, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum (Kon Tum).

Theo đó, ngày 25/10 bệnh nhân bị sốt với biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và được người thân đưa đến khám và điều trị tại một phòng khám tư nhân trên địa bàn TP Kon Tum.

Đến sáng 3/11, bệnh nhân được chuyển đến khám và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum với các biểu hiện khó thở, toàn thân mệt mỏi li bì, tiếp xúc chậm, môi hồng nên.

Tại đây, mặc dù được các bác sỹ tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã tử vong vào chiều ngày 8/11.

Trước đó, ngày 6/11 kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho thấy mẫu dịch của bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP Kon Tum triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1 như: thực hiện tiêu độc, khử khuẩn toàn bộ khu vực bệnh nhân sinh sống và điều trị; đồng thời giám sát, cấp thuốc kháng vi rút Tamiflu điều trị dự phòng cho 44 người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Trong đó có 14 người sống chung với bệnh nhân ở Chùa Pháp Hoa, 3 người nhà của bệnh nhân, 24 cán bộ y tế đã trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân và 3 người là bệnh nhân nằm điều trị cùng phòng.

Kết quả kiểm tra nhanh ngày 10/11 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đối với 44 mẫu dịch của những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong đó, có một mẫu dịch của bệnh nhân cùng nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum) cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

Hiện bệnh nhân này đang tiếp tục được các bác sĩ theo dõi, cho thở máy và điều trị tích cực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.