Kích hoạt quy trình cấp cứu đột qụy: Hàng nghìn bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục

Nhờ kích hoạt qui trình cấp cứu Đột quị Bệnh nhân Huỳnh Thế A, 50 tuổi nhanh chóng được cứu sống.
Nhờ kích hoạt qui trình cấp cứu Đột quị Bệnh nhân Huỳnh Thế A, 50 tuổi nhanh chóng được cứu sống.

Trong đó bệnh nhân nhân nhồi máu não chiếm 72%, bệnh nhân xuất huyết não chiếm 24% và bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não chiếm 4%.

Khoa cũng đã tiến hành 400 ca chụp mạch não số hóa xóa nền DSA và trên 100 ca can thiệp nội mạch điều trị đột quỵ và các bệnh lý mạch máu não.

Trong số bệnh nhân nhồi máu não, có 98 trường nhập viện sớm trong vòng 3h-4.5h để được áp dụng điều trị tái thông mạch máu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Hơn 90% bệnh nhân nhập viện muộn và mất cơ hội vàng để được áp dụng biện pháp cấp cứu đặc hiệu. Riêng nhóm bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết, thời gian từ khi bệnh nhân “vào cửa” đến khi bệnh nhân được bắt đầu chọc kim truyền thuốc tiêu sợi huyết hay còn gọi là “thời gian cửa-kim” càng được rút ngắn thì bệnh nhân càng có cơ hội hồi phục.

Kích hoạt quy trình cấp cứu đột qụy là gì?

Để cứu sống được bệnh nhân đột quỵ sớm nhất, GS.TS thầy thuốc nhân dân Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế đã đưa ra yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ y bác sĩ giữa các Khoa cấp cứu đa khoa, Đột quỵ và chẩn đoán hình ảnh nhằm chuẩn hóa quy trình cấp cứu đột quỵ.

Đó là phải linh loạt, nhanh chóng tiến hành các biện pháp đồng bộ cụ thể: Nhập viện ở khoa Cấp cứu; Khám và làm xét nghiệm; Thông báo cho bác sĩ đột quỵ có hình ảnh CT não, xác định thời gian đột quỵ, đánh giá lâm sàng; Xem xét chỉ định thuốc tiêu sợi huyết và cuối cùng là bắt đầu truyền thuốc tiêu sợi huyết ở bệnh nhân phù hợp.

Tiêu chuẩn thời gian các khâu trong quá trình cấp cứu bệnh nhân nhồi máu não đến sớm để đạt mục tiêu “thời gian cửa-kim” ≤ 60 phút.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp đồng bộ đa chuyên khoa để rút ngắn thời gian tái thông mạch máu, Bệnh viện T.Ư Huế đã yêu cầu các khoa liên quan phải cam kết về mặt thời gian với mục tiêu từ khi bệnh nhân vào cửa đến khi chụp xong CT sọ não dưới 25 phút và thời gian bệnh nhân bắt đầu được truyền thuốc tiêu sợi huyết dưới 60 phút.

Hiệu quả ngoài mong đợi

Việc kích hoạt quy trình đã mang lại hiệu quả mong đợi. Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Huỳnh Thế A. (50 tuổi), có tiền sử tăng huyết áp điều trị thường xuyên, khởi phát đột quỵ lúc 8h ngày 13/07/2019, người nhà bệnh nhân đưa đến nhập viện tại khoa Cấp cứu đa khoa – Bệnh viện T.Ư Huế lúc 8h30 trong tình trạng rối loạn ý thức, liệt tứ chi. Các bác sĩ đã khám và chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ tối cấp.

Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển chụp CT-Scan sọ não. Trong vòng 10 phút, hình ảnh CT sọ não và kết quả đã được tải lên mạng internet, bác sĩ khoa Cấp cứu đã hội chẩn với bác sĩ khoa Đột quỵ.

Bệnh nhân được xác định đột quỵ nhồi máu não cấp giờ thứ nhất, theo dõi tắc động mạch thân nền, được chuyển ngay vào khoa Đột quỵ và bắt đầu tiến hành truyền thuốc tiêu sợi huyết lúc 8h49.

Sau 10 phút, bệnh nhân cải thiện một cách ngoại mục. Bệnh nhân thoát mê, tỉnh táo hoàn toàn, tứ chi cử động tốt, chỉ còn bị liệt mặt nhẹ sau đó bệnh nhân tỉnh hẳn.

Bác sĩ Lê Vũ Huỳnh – Phó trưởng khoa Đột quỵ (Trung tâm Đột quỵ) Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, thuốc tiêu sợi huyết được truyền trong 60 phút. Ngay khi bắt đầu truyền thuốc, bệnh nhân được chuyển gấp để khảo sát mạch máu não. Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ quyết định chuyển chụp phim CTA, MRA hoặc DSA. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc tiêu sợi huyết sẽ được xem xét can thiệp nội mạch tái thông mạch máu bị tắc. Trường hợp bệnh nhân trên rất may mắn khi đáp ứng quá tốt với thuốc tiêu sợi huyết. Phim MRI được chụp cho thấy không có tổn thương não đáng kể.

Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bệnh viện T.Ư Huế cho đến này là cơ sở duy nhất “cấp cứu đột quỵ sẵn sàng” do đó bác sĩ  Lê Vũ Huỳnh khuyến cáo, bệnh nhân khi có nghi ngờ đột quỵ cần phải nhanh chóng nhập viện trực tiếp tại bệnh viện ở khoa Cấp cứu đa khoa hoặc trực tiếp tại khoa Đột quỵ.

Nếu đã nhập viện ở các cơ sở y tế khác, cần chuyển gấp bệnh nhân lên Bệnh viện T.Ư Huế để chữa trị, thông thường bệnh nhân khi đến khoa đều có bệnh lý về mạch máu não rất nặng, nếu không đưa đến kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, để chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực cấp cứu bệnh nhân, người nhà có thể liện lạc đến khoa cấp cứu đa khoa hoặc khoa Đột quỵ để cung cấp trước thông tin cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.