Chuyên gia hướng dẫn cách rửa chảo đúng, không gây hại môi trường

GD&TĐ - Rửa chảo ngay sau khi nấu là thói quen của không ít gia đình. Tuy nhiên, có lẽ không phải ai cũng biết cách rửa chảo thế nào cho chính xác và không gây hại tới môi trường.

Chuyên gia hướng dẫn cách rửa chảo đúng, không gây hại môi trường

Trong hướng dẫn chính thức mới của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh (DEFRA) ban hành, việc rửa chảo vẫn còn nguyên dầu ăn sẽ gây tắc nghẽn cống và lãng phí nước, dẫn đến những tác động tiêu cực tới môi trường.

Theo các chuyên gia, việc đầu tiên cần làm là đợi dầu trong chảo nguội. Sau đó, các bà nội trợ nên dùng giấy thấm dầu lau thật sạch lớp dầu thừa còn bám ở chảo và bỏ chúng vào thùng rác.

Sau đó, hãy để nước xả vào chảo và bắt đầu rửa như bình thường.

Không ít người có cách rửa chảo gây hại tới môi trường
 Không ít người có cách rửa chảo gây hại tới môi trường 

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh cho biết: "Miễn là vật dụng được rửa đúng cách sau khi đã loại bỏ dầu ăn thì sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe và an toàn”. 

Lý giải về cách rửa chảo này, các chuyên gia cho biết, nếu dầu hoặc mỡ chảy xuống cống, nó có thể đông lại và làm tắc đường ống.

Bên cạnh đó, DEFRA cũng đưa ra lời cảnh báo rằng, chỉ cần một lít dầu chảy xuống bồn rửa bát cũng có thể gây ô nhiễm một triệu lít nước. Ngoài ra, lượng mỡ cũng có thể sẽ chảy xuống hệ thống sông và gây hại cho các loài động vật hoang dã.

1 lít mỡ có thể gây ô nhiễm triệu lít nước.
1 lít mỡ có thể gây ô nhiễm triệu lít nước. 

Những hướng dẫn mới này được đưa ra như một phần của chiến dịch Love Water (Yêu nguồn nước) của DEFRA.

Mỗi năm, chính phủ Anh phải chi khoản tiền khổng lồ 100 triệu bảng (gần 3.000 tỷ) để có thể giải quyết vấn đề tắc bồn rửa bát và nhà vệ sinh.

Theo The Sun

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.