Cảnh báo chống nắng sai cách khiến làn da bị hủy hoại vì tia UV

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo chống nắng đúng cách khi nắng nóng tại Hà Nội có chỉ số tia cực tím (UV) ở mức nguy hiểm.

Cảnh báo chống nắng sai cách khiến làn da bị hủy hoại vì tia UV

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ từ 37 - 39 độ C. Chỉ số tia cực tím (UV) trong 2 ngày 18 và 19/5 lên đến 11, mức được đánh giá là “nguy hiểm”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo mức UV 8-10 đã có thể gây bỏng cho da trong thời gian tiếp xúc khoảng 25 phút.

Tia UV có thể gây lão hóa da, ung thư da, khởi phát và làm nặng hơn những bệnh có liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm da cơ. PGS.TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc BV Da liễu Trung ương khuyến cáo cách chống tia UV để bảo vệ hiệu quả làn da dưới cái nắng gay gắt.

Nắng nóng gay gắt tai Hà Nội. Tia UV lên ngưỡng nguy hiểm.

Không quên áo chống nắng

PGS.TS Nguyễn Văn Thường cho biết, áo chống nắng, mũ rộng vành và kính râm là biện pháp chống nắng cơ học hiệu quả, ít tốn kém mà ai cũng làm được. Mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, và đeo kính râm sẽ góp phần ngăn cản sự tác động của tia UV tới làn da.

Hạn chế ra đường khi tia UV mạnh nhất

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ánh nắng mặt trời có hại nhất và tia UV mạnh nhất từ 10h-16h. Chỉ số tia UV từ 3 đã bắt đầu gây tổn thương da. Chỉ số tia cực tím càng lớn thì cơ thể càng dễ bị tổn thương.

Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài hay làm việc ngoài trời trong khoảng thời gian này, bạn phải bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm để ngăn ngừa tác hại của tia UV.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.