Bí quyết giữ tâm trạng luôn thoải mái và tích cực

GD&TĐ - Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là hai yếu tố cần thiết để có một tâm trạng tích cực. Bởi trong bất kỳ tình huống nào, tâm trạng tích cực không chỉ đem lại sức khỏe mà còn cả sự thành công cho bạn.

Nghe nhạc cũng là cách giúp cải thiện tâm trạng.
Nghe nhạc cũng là cách giúp cải thiện tâm trạng.

Ngủ giấc ngắn

Tập thể dục là một trong những cách nhanh nhất để cải thiện tâm trạng, nhờ kích thích tuần hoàn máu và phóng thích các hormone hạnh phúc endorphin.

Nếu kiệt sức và quá mệt mỏi để tập thể dục, hãy ngủ một giấc ngủ. Chỉ cần 15 hoặc 20 phút nghỉ ngơi sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn. Không chỉ có vậy, chợp mắt một lúc cũng giúp tiềm thức bạn nảy sinh những ý tưởng và giải pháp mới một cách bất ngờ.

Tập trung vào sự tích cực

Đôi khi vì gặp trở ngại trong một dự án và mọi thứ không diễn ra theo ý muốn, bạn có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và bi quan, mà quên đi những gì mình đã và đang làm.

Khi điều này xảy ra, hãy tập trung tinh thần trở lại, nhìn vào những gì đang diễn ra, những gì bạn đã hoàn thành và quãng đường bạn đã vượt qua. Điều này sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục vững bước tiến về phía trước.

Linh hoạt thay đổi công việc

Tâm trạng suy sụp có thể là kết quả của việc bạn dành quá nhiều thời gian cho một công việc đặc biệt nào đó.

Trong trường hợp này, cách tốt nhất là hãy tránh xa những gì bạn đang làm và làm một công việc hoàn toàn khác. Bạn không nên ngồi trước máy tính suốt cả ngày, hãy nghỉ ngơi và đi mua sắm, thăm bạn bè… Để khi quay trở lại làm việc, bạn sẽ có những suy nghĩ mới mẻ hơn.

Trò chuyện

Thổ lộ những cảm xúc với một người bạn hoặc đồng nghiệp có thể vừa là liệu pháp và là một cách giúp bạn thoát khỏi tâm trạng ủ rũ. Việc được người khác quan tâm hoặc có cùng tâm trạng với bạn sẽ tiếp thêm động lực cho bạn.

Nghe nhạc

Sau một giấc ngủ ngắn, tâm trạng sẽ thoải mái, tích cực hơn.
Sau một giấc ngủ ngắn, tâm trạng sẽ thoải mái, tích cực hơn.

Những giai điệu có tác dụng nâng cao tâm trạng sẽ thay đổi cảm giác mệt mỏi, bơ phờ sang sự hồ hởi và phấn khích hơn. Âm nhạc và các giai điệu sẽ khám phá những nơi bí mật nhất trong tâm hồn bạn.
Bổ sung Omega-3, vitamin D

Axit béo omega-3 có nhiều trong cá có dầu như cá mòi, cá hồi và cá thu đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động của não. Thực phẩm nhiều axit béo Omega-3 gồm quả óc chó, dầu hạt cải, cá có dầu như cá hồi Alaska, cá cơm, cá mòi và cá thu.

Vitamin D tăng lượng serotonin, là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng ảnh hưởng đến tâm trạng. Cá hồi hồng hoặc đỏ Alaska có xương, phô mai và lòng đỏ trứng, sữa, sữa đậu nành, nước cam đều chứa nhiều vitamin D và axit béo Omega-3. 

Ăn điểm tâm 

Những người thường xuyên ăn điểm tâm cho biết, họ “hiếm khi” hoặc chỉ “đôi khi” có những triệu chứng trầm cảm hơn những người không ăn điểm tâm.

Bữa điểm tâm nên có thực phẩm nhiều chất xơ, các dưỡng chất và chất béo tốt. Bột yến mạch có nhiều chất xơ, giúp giảm đường huyết bằng cách làm chậm hấp thu đường trong máu. Thực phẩm bổ dưỡng khác cho bữa điểm tâm là trái cây họ cam quýt, dâu, táo, ngũ cốc và các loại hạt.

Thêm rau xanh

Rau bina và các loại rau xanh khác có chứa nhiều folate. Thiết hụt folate làm giảm sự chuyển hóa những chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng.

Các loại rau xanh chứa nhiều folate gồm có atisô, các loại đậu, bông cải xanh. Tránh dùng viên bổ sung axit folate mà không có tư vấn của bác sĩ, vì trong vài trường hợp có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm, nhất là những người bị pô lýp đại tràng hoặc ung thư.

Theo Essential Life Skills & Very Well Mind

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ