Sự thật về một “loài người khác” cổ xưa và khổng lồ

Phân tích DNA mới đã hé lộ chân dung thực sự của Gigantopithecus blacki, sinh vật nhiều năm nay được cho là một thành viên trong cây gia đình của loài người.

Một phần hàm răng của sinh vật kỳ dị từng được cho là một "loài người" cổ với những chiếc răng khá giống răng người - ảnh: PA.
Một phần hàm răng của sinh vật kỳ dị từng được cho là một "loài người" cổ với những chiếc răng khá giống răng người - ảnh: PA.

Các nhà khoa học từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã thành công trong việc tái hiện lại sinh vật bí ẩn mang tên Gigantopithecus blacki, bấy lâu nay được giới khoa học cho là một loài bí ẩn cổ chưa thuộc chi Người.

Các mẫu hóa thạch rời rạc cho thấy Gigantopithecus blacki là một linh trưởng lang thang trên trái đất 1,9 triệu về trước; tức 1,3 triệu năm sau khi cá thể đầu tiên thuộc chi Người – bộ xương vượn nhân hình Lucy nổi tiếng - ra đời. Sinh vật này cũng sở hữu một hàm răng lớn giống với răng của các loài người trong lịch sử. Điểm khác biệt lớn nhất là kích thước khủng của nó: cao 3 m, nặng khoảng 600 kg.

Theo các nhà nghiên cứu, hàng ngàn chiếc răng của loài này đã được tìm thấy cho dù vắng bóng một hóa thạch đầy đủ về cơ thể. Răng Gigantopithecus blacki được gọi là "răng rồng" và bán ở một số nhà thuốc tại Trung Quốc.

Thế nhưng, nhờ vào một số protein được giải trình từ một chiếc răng, nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen phát hiện ra Gigantopithecus blacki thực sự gần với… đười ươi hiện đại hơn là con người.

Sự thật ngã ngửa về một loài người khác cổ xưa và khổng lồ - Ảnh 2.

Chân dung thực sự của sinh vật bí ẩn - ảnh: Solent News

Theo tiến sĩ Frido Welker, thành viên nhóm nghiên cứu, loài linh trưởng này tuy không dẫn đến dòng họ con người, nhưng lại là một họ hàng tương đối gần gũi với chúng ta về mặt tiến hóa. Vì vậy, chúng và chúng ta có khả năng lấy những thông tin di truyền tương tự nhau trên dòng tiến hóa dẫn đến con người. Đó có thể là nguyên nhân của hàm răng giống người.

Tổ tiên của Gigantopithecus blacki và đười ươi hiện đại đã tách nhau ra từ 10-12 triệu năm trước. Mối dây liên hệ của chúng với tổ tiên loài người còn xa xôi hơn nữa.

Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Nature cũng tiết lộ sinh vật khổng lồ kỳ lạ này đã tuyệt chủng 300.000 năm về trước. Cái tên Gigantopithecus blacki của nó có từ năm 1935, khi một nhà khoa học tình cờ gặp một phương thuốc Trung Quốc cổ đại làm bằng răng của nó. Từ đó cho đến nay, sinh vật đó vẫn là một huyền thoại bí ẩn, nhất là khi người ta bắt đầu nghi nó thuộc về chi Người thông qua hình dáng đặc biệt của những chiếc răng.

Theo Nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.