Sự thật về chuyện trẻ nôn ra máu sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem

Có hay không chuyện một trẻ bị nôn ra máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem là vấn đề đang được các bậc cha mẹ rất quan tâm.

Sự thật về chuyện trẻ nôn ra máu sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh của một em bé bị nôn ra máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem được 3 tháng. Nhiều người nghi vấn nguyên nhân là do loại vắc xin này.

Theo chia sẻ của một bà mẹ có tên nick là N.Tran. Chị cho biết, trong thời gian 3 tháng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, con của chị quấy khóc, sốt và sụt cân thậm chí nôn ra máu.

Nhưng đi khám bác sĩ không rõ nguyên nhân và bảo không phải do vắc xin nhưng bản thân của chị vẫn tin rằng nguyên nhân của nó là vắc xin. Chị đặt câu hỏi nhờ Bộ Y tế trả lời.

Ngay sau chia sẻ của chị N.Tran, rất nhiều bà mẹ khác vào chia sẻ và bình luận với nội dung nói không với vắc xin. Nhiều mẹ cho rằng vắc xin Quinvaxem chỉ là vắc xin của người nghèo.

Status của chị N.Tran gây hoang mang cho nhiều người. Ngay sau đó chị N.Tran đã xóa status tuy nhiên hình ảnh của status này vẫn được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng.

Sự thật về chuyện trẻ nôn ra máu sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem
Đoạn chia sẻ trên facebook
Sự thật về chuyện trẻ nôn ra máu sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem
Bé nôn ra máu có phải do tiêm Quinvaxem???

Việc nôn ra máu khi tiêm vắc xin là không thể xảy ra

Theo một bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai việc đưa những thông tin thất thiệt như trên lên mạng xã hội rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến tâm lý của các bậc cha mẹ. Có thể, cháu bé bị bệnh lý nào khác mà các bác sĩ chưa chẩn đoán ra.

Xung quanh các vấn đề về vắc xin Quinvaxem, Theo PGS.TS Trần Như Dương – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế cho biết mỗi ngày có khoảng 70 trẻ tử vong không rõ nguyên nhân chứ không phải là 70 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin.

Ngoài nguyên nhân do tiêm chủng còn có nguyên nhân khác như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, chết đột tử, sặc sữa...

Nếu các dấu hiệu của bệnh chưa được phát hiện tại thời điểm tiêm chủng thì rất dễ có sự trùng hợp giữa thời điểm bệnh tiến triển và tiêm chủng, vì thế các dấu hiệu bất thường và tử vong sau tiêm rất dễ bị quy kết do tiêm chủng.

TS Dương cho biết về nguyên tắc các vắc xin đều phải đảm bảo được tính an toàn, hiệu lực và kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, giống như thuốc không có một loại vắc xin nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% như mong muốn.

Mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau, hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Một số rất ít có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.

Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vắc xin kể cả các loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh lao , viêm gan B chứ không phải chỉ có Quinvaxem.

Đồng thời, không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là do nguyên nhân phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắc xin mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng.

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng các bậc cha mẹ cần:

  • Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.
  • Yêu cầu các cán bộ y tế thông báo về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
  • Chủ động đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.
  • Quan sát loại vắc xin sẽ tiêm cho con mình.
  • Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để đảm bảo điểm tiêm chủng không quá đông và cán bộ y tế thuận tiện thực hành tiêm chủng an toàn.

Phát hiện sớm những phản ứng sau tiêm chủng:

  • Sau khi tiêm chủng trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
  • Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm.
Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ