Các cường quốc quân sự đang đe dọa lẫn nhau bằng những loại vũ khí hạt nhân chiến thuật có sức mạnh khủng khiếp.
Dưới đây là những sự thật khủng khiếp về kho vũ khí hạt nhân của Nga đồng thời khẳng định rằng con người không hy vọng cuộc chiến tranh này.
Chỉ với một tên lửa Voivod có khả năng tấn công ngay lập tức ở mọi vị trí trên lãnh thổ của Mỹ
Nga sở hữu số lượng lớn nhất các đầu đạn hạt nhân trên thế giới
Tại thời điểm này, theo ước tính của các nhóm chuyên gia quốc tế, được thực hiện trên cơ sở các báo cáo nhờ việc trao đổi dữ liệu của thỏa thuận START-III (thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân), Nga có khoảng 508 máy bay mang các loại vũ khí hạt nhân.
Tổng cộng có 1.796 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh gần nhất - Hoa Kỳ có khoảng 1.367 đầu đạn hạt nhân và 681 máy bay.
Theo thỏa thuận mỗi máy bay ném bom được trang bị không quá một đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên trên thực tế chúng mang theo rất nhiều đầu đạn hạt nhân cũng như các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Theo các điều khoản của thỏa thuận START-III, mỗi quốc gia không được trang bị quá 1500 đầu đạn hạt nhân. Theo số liệu công bố cả Nga và Hoa Kỳ đều vượt quá giới hạn cho phép.
Tuy nhiên, con số này là các đơn vị hạt nhân đang hoạt động, các quốc gia này còn sở hữu rất nhiều loại vũ khí hạt nhân khác nhưng đang dự trữ chúng. Theo thỏa thuận số lượng thừa sẽ phải phá hủy nhưng gần như ca hai quốc gia này đều không thực hiện điều này.
Theo một số nguồn tin, số lượng đầu đạn hạt nhân “đóng hộp” của Nga và Hoa Kỳ lần lượt là 6800 và 7600 đơn vị.
Hiện nay con số 1500 đầu đạn hạt nhân – là con số lớn. Nhưng thực tế trong kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô đã có rất rất nhiều đầu đạn hạt nhân. Vào những năm 1975 kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô có ít nhất khoảng 46000, còn năm 1967 Mỹ có tối đa khoảng 31000 đầu đạn.
Lực lượng tên lửa chiến lược được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới
Hiện nay trong lực lượng tên lửa chiến lược của Nga vẫn còn được trang bị và ngày càng tăng số lượng các phiên bản từ thời Liên Xô, ví dụ “Voivod” và “Topol” và sau đó là “Topol-M” được trang bị vào năm 1997.
Ngoài ra, hiện đang được sử dụng còn có khoảng 70 tên lửa RS-24 “Yars” phiên bản năm 2009. Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ được trang bị loại duy nhât LGM-30G Minuteman-3, tên lửa cuối cùng được đưa vào sử dụng từ năm 1978.
Điều này có nghĩa là, loại tên lửa “trẻ nhất” của Mỹ cũng đã 38 năm. Rõ ràng trong lĩnh vực này Mỹ đang bị tụt lại phía sau.
Tên lửa hạt nhân của Nga có thể bay không giới hạn
Công nghệ hiện đại cho phép các tên lửa hạt nhân liên lục địa có thể đạt được tầm xa tối đa.
Ví dụ, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng sử dụng nhiên liệu lỏng RS-28 “Sarmat”, hiện nay chúng đang được thử nghiệm và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018. Chúng được thiết kế để thay thế cho R-36M2 “Voivod”.
Với tầm hoạt động của loại tên lửa này, chúng có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất mà không phụ thuộc vào vị trí phóng, thậm chí có thể phóng từ Nam Cực.
Chỉ một tên lửa “Voivod” có thể tấn công trên khắp nước Mỹ ngay lập tức
Hệ thống tên lửa R-36M2 “Voivod” có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân riêng biệt, mỗi đầu đạn có công suất lên tới 750 kiloton. Tổng trọng lượng là 8800 kg.
Đây là một con số khổng lồ, quan trọng hơn: bán kính sát thương mỗi đầu đạn “Voivod” là 3000 km.
Và như vậy với mỗi quả tên lửa với các đầu đạn khác nhau có thể tấn công bao trùm cả lãnh thổ Hoa Kỳ.
Học thuyết Quân sự Nga không loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân
Theo các tài liệu mới nhất, Nga sẽ cho phép quân đội sử dụng vũ khí hạt nhân không chỉ để đáp trả hành động của các quốc gia xâm lược mà còn có thể được sử dụng trong trường hợp xuất hiện các mối đe dọa từ Mỹ, đồng minh cũng như các mối đe dọa trên không khi cần thiết.
Điều này đã được Tổng thống Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình.