Sự thật đào tiên khổng lồ mới xuất hiện: 1 kg/quả, giá chỉ 10.000 đồng

GD&TĐ - Giống hệt đào Nhật Bản, được bán tràn ngập trên thị trường dưới mác “đào Sapa” với giá từ 55.000-90.000 đồng/kg. Thế nhưng, ít ai biết loại đào tiên khổng lồ này xuất xứ từ Trung Quốc, giá tại chợ đầu mối chỉ tầm 20.000 đồng/kg, tức khoảng 10.000 đồng/quả.
Sự thật đào tiên khổng lồ mới xuất hiện: 1 kg/quả, giá chỉ 10.000 đồng

Những ngày này, đi dọc các tuyến phố ở Hà Nội, người đi đường chẳng khó để bắt gặp những xe thồ chất đầy loại đào tiên khổng lồ bán rong trên phố, hay được chất đống trên các sạp hoa quả tại chợ với lời quảng cáo “đào Sapa”.

Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội, thay bằng cộp mác là “đào Sapa” đặc sản Việt Nam, dân buôn công khai quàng cáo luôn loại đào này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không phải hàng chợ mà là “hàng nội địa”. Một số tiểu thương còn tự đặt tên là “đào Tôn Ngộ Không”, bán với giá từ 55.000-90.000 đồng/kg tùy loại.

 Đào tiên khổng lồ nhiều quả nặng tới cả cân khiến nhiều bà nội trợ hiếu kỳ

Đào tiên khổng lồ nhiều quả nặng tới cả cân khiến nhiều bà nội trợ hiếu kỳ

Theo người bán quảng cáo, loại đào này có vỏ màu hồng, phần ruột cũng màu hồng nhạt, ăn có vị ngọt, giòn và mùi khá thơm. Đáng chú ý, đào tiên có trọng lượng rất khủng, quả loại nhỏ thường có trọng lượng 250-300gram, quả to nặng tới 0,5kg, thậm chí loại vip quả còn nặng tới 0,7-1kg.

Với trọng lượng khổng lồ, lại xuất hiện với tên “đào tiên” hay “đào Tôn Ngộ Không” nên loại đào này đang được các bà nội trợ chuộng mua về ăn.

Để tìm hiểu về loại đào đang gây sốt, PV đã có mặt tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) từ 4 giờ sáng và thấy rằng, loại đào tiên khổng lồ này được bày bán la liệt. Đào được để trong sọt nhựa đen hay thùng carton chất đầy trên xe tải hay kho để chờ khách đến lấy sỉ.

 Đào tiên Trung Quốc đang được bày bán tràn ngập thị trường

Đào tiên Trung Quốc đang được bày bán tràn ngập thị trường

Anh Nguyễn Văn Cảnh, một đầu mối chuyên đổ buôn mặt hàng này tại chợ đầu mối Long Biên, khẳng định, đây là đào tiên Trung Quốc, nhưng không phải là hàng nội địa Trung Quốc như người bán lẻ quảng cáo. Chúng cũng giống như các loại mận, táo, nho Trung Quốc được nhập về Việt Nam qua các cửa khẩu.

“Bây giờ đang vào mùa đào tiên nên hàng về rất nhiều, giá cũng hạ hơn hồi đầu mùa”. Anh Cảnh nói và cho biết, anh đã buôn đào này về đổ sỉ cho các mối buôn nhỏ lẻ được hơn chục năm nay. Ngoài đào tiên đang xuất hiện trên thị trường, Việt Nam còn nhập loại đào trơn, đào mỏ quạ, tuy nhiên, phải hết mùa đào trơn và đào mỏ quạ thì mới vào mùa thu hoạch đào tiên.

Theo anh, ở Sapa (Lào Cai) không trồng được loại đào tiên này, Nhật Bản thì có trồng nhưng giá nhập về Việt Nam rất đắt đỏ. Còn giá đào tiên Trung Quốc thì thuộc loại siêu rẻ.

 Có quả đào tiên nặng tới 1kg

Có quả đào tiên nặng tới 1kg

Đào tiên có rất nhiều size, loại 3-4 quả/kg, loại 2 quả/kg, loại vip 1 quả/kg. Theo đó, giá bán thường dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg tùy loại. Cầm quả đào tiên to khổng lồ trên tay, anh chia sẻ: “Quả này nặng 0,5kg, tính ra giá chỉ 10.000 đồng, một người có khi ăn không hết một quả”.

Anh Cảnh cũng tiết lộ, vào mùa, mỗi ngày anh thường đổ buôn khoảng trên dưới 3 tấn đào tiên Trung Quốc, được dân buôn rất chuộng mua. Bởi, đây là loại quả có giá khá rẻ, khách mua buôn về bán lẻ có thể lãi gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 4 lần giá lấy buôn.

Thừa nhận, một đầu mối chuyên bỏ sỉ đào tiên trên phố Mới (Lào Cai) tên Thanh Nhàn cũng cho hay, đào tiên là một trong những loại đào xuất xứ từ Trung Quốc chứ không phải "đào Sapa". Vào mùa, lượng đào này được nhập về Việt Nam ồ ạt với giá tương đối rẻ.

Đầu mối tên Thanh Nhàn này tiết lộ, mỗi ngày chị bỏ buôn vài tấn đào tiên Trung Quốc cho các đầu mối lấy sỉ từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Theo đó, hàng thường được nhập về sẵn, khách lấy bao nhiêu có bấy nhiêu. Song, lấy số lượng càng nhiều giá càng rẻ. Ví như, nếu lấy 1 thùng đào tiên giá bỏ sỉ sẽ là 25.000 đồng/kg (thùng thường 20-25kg). Còn nếu lấy từ 5 thùng trở lên, giá sẽ là 20.000 đồng/kg.

Theo Vietnamnet
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.