Các cuộc điều tra gần đây cho thấy, Facebook có thông tin về những người không sử dụng nền tảng này, cũng như thu thập chi tiết về ngân hàng, các cuộc gọi điện thoại, thậm chí cả lần sinh hoạt tình dục cuối cùng của người dùng.
Scan não thấy… Facebook
Hầu hết người dùng Facebook đều trải qua sự ám ảnh thường xuyên phải kiểm tra trang Facebook của mình. Một số thậm chí có thể gặp các triệu chứng rút lui khỏi cuộc sống thường nhật và đắm chìm trong thế giới ảo của Facebook.
Các nhà nghiên cứu quyết định xem liệu cái gọi là nghiện Facebook này có xuất hiện trong não giống như một loại thuốc hay không. Nghiên cứu này có quy mô nhỏ và không có nghĩa là kết luận, nhưng kết quả thật thú vị.
Vào năm 2014, 20 tình nguyện viên đã trả lời các câu hỏi về thói quen sử dụng Facebook của họ và được chẩn đoán là mắc chứng nghiện Facebook nhẹ. Sau đó, mỗi người được quét não trong khi xem các hình ảnh và thực hiện thao tác nhấn nút.
Các hình ảnh lướt qua mắt họ được luân chuyển giữa các hình ảnh liên quan đến Facebook và các dấu hiệu đường bộ. Những người tham gia có thể lựa chọn thời điểm nhấn nút, nhưng kết quả cho thấy những người đạt điểm cao hơn trong cuộc khảo sát đã kích hoạt trạng thái hạnh phúc khi hình ảnh Facebook xuất hiện.
Các bản scan cho thấy nền tảng này gây ra phản ứng mạnh mẽ trong não. Tương tự như người dùng cocaine, các vùng biểu hiện cho sự bốc đồng sáng lên.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa những người nghiện ma túy và những người mắc kẹt trên Facebook. Một người nghiện cocaine có vỏ não trước trán không hoạt động. Khu vực này kiểm soát các khu vực bốc đồng của não.
Trong khi đó, ở những người nghiện Facebook, vùng này hoạt động tốt hơn. Nói cách khác, những người nghiện mạng xã hội không bị điều khiển bởi sự thèm muốn thực sự mà họ không kiểm soát được, thay vào đó là sự pha trộn phức tạp của các yếu tố thói quen, văn hóa - xã hội.
Chấm điểm người sử dụng
Tình trạng gửi báo cáo về các bài viết chính đáng và đánh giá bài viết này như tin tức sai sự thật là một vấn đề nan giải về truyền thông xã hội. Để chống lại điều này, Facebook đã nghĩ ra hệ thống của riêng mình để xác định người dùng có “gian ý”.
Dựa trên các nội dung họ đã gắn cờ, lý do và số lần người dùng nhấn nút này, hệ thống này sẽ xác định được người đáng tin cậy. Vì một số lý do nào đó, việc chấm điểm các hành vi này chỉ chạy trên thang điểm từ 0 - 1.
Facebook đã mất một năm để thiết kế hệ thống này trước khi triển khai vào năm 2018. Mục đích chính là tìm ra những kẻ “chơi khăm” và lạm dụng. Nhiều người đã cố tình báo cáo nội dung các bài viết như vi phạm chỉ vì họ có cảm giác kinh hãi. Những người khác thực sự không đồng ý với các tài liệu, nhưng trên cơ sở sở thích cá nhân, chứ không phải vì bài viết vốn đã sai.
Việc chấm điểm hành vi của người dùng chỉ là một công cụ, được sử dụng cùng với hàng nghìn manh mối hành vi được khai thác bởi Facebook. Mặc dù đây rõ ràng là một ý tưởng tuyệt vời, quá trình cuối cùng mang lại điểm số cho người dùng vẫn còn bí ẩn. Điều còn bí ẩn hơn là việc những điểm số đang được sử dụng như thế nào, với mục đích gì.
(Còn tiếp)