Sự thật đằng sau xà bông

Xà bông thương mại thường chứa nhiều hóa chất có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Sự thật đằng sau xà bông

Hàng ngày, ai mà không tắm? Có người tắm đến 3 - 4 lần/ngày, nhất là trong môi trường đầy ô nhiễm, khói bụi như hiện nay. Đã tắm thì phải dùng xà bông. Thế nhưng, có mấy ai biết gì về những hóa chất được sử dụng trong xà bông?

Xà bông thương mại, vốn được sản xuất từ các nhà máy rất đa dạng giúp người tiêu dùng tha hồ chọn lựa, từ hình dáng, màu sắc, giá cả cho đến mùi thơm... 

Tuy nhiên, những sản phẩm này thường chứa nhiều hóa chất có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Những hóa chất này có thể thúc đẩy bệnh tật, gây dị ứng, đồng thời gây các rối loạn về da thậm chí gây ra chàm hoặc vảy nến.

Điều mà người tiêu dùng cần khắc cốt ghi tâm” là xà bông thương mại thời nay không còn là một thứ xà bông “chính hiệu”, thay vào đó là những chất tẩy rửa được “ngụy trang” trong xà bông. 

Nếu bạn có dịp sử dụng xà bông ngoại thì trên sản phẩm của họ thường ghi là “beauty bar” hoặc là “cleasing bar”, có nghĩa là những sản phẩm tương tự như xà bông nhưng có tác dụng làm đẹp hoặc dùng để “tẩy rửa” cơ thể. 

Điều này là do các nhà sản xuất bị luật pháp “ém tài” vì muốn ghi một sản phẩm là xà bông (soap) thì những sản phẩm này bắt buộc phải đi qua quá trình xà phòng hóa (saponification) ở khâu sản xuất. Trong khi đó “beauty bar” và “cleasing bar” không qua giai đoạn saponification.

Hầu hết xà bông thương mại thường không có chứa glycerin. Glycerin có đặc tính là dễ dàng hấp thu nước từ những lớp sâu hơn của da mang ra những lớp bề mặt của da, nhờ đó giúp da không bị khô. 

Các nhà sản xuất xà bông thương mại thường “né” glycerin do giá thành cao. Các nhà sản xuất sẽ dùng glycerine cho những lọai mỹ phẩm đắt tiền chứ những loại xà bông thương mại bình thường thì “không có cửa” để sử dụng glycerin. 

Thay vì sử dụng glycerin, các nhà sản xuất xà bông thương mại tội gì không dùng những chất liệu rẻ tiền hơn? Những vật liệu dùng thay thế glycerin thường không “thân thiện” với sức khỏe con người, chẳng hạn như nhôm.

Những vật liệu dùng để tạo bọt hoặc những chất bảo quản giúp sản phẩm có thể nằm trên kệ siêu thị với khoảng thời gian... “thiên thu mãn địa” sẽ là kẻ thù cho làn da mong manh của con người. Chúng có thể làm da bị khô, bị kích ứng... những thành phần “khét tiếng” nhất có trong xà bông thương mại có thể kể đến Sodium Lauryl Sulfate, chất này có thể “đóng đô” trên da tới vài giờ sau khi sử dụng xà bông có chứa Sodium Lauryl Sulfate. 

Trong khoảng thời gian vài giờ này, chất Sodium Lauryl Sulfate ngại gì mà không ngấm vào da để tha hồ mà ngao du khắp cơ thể của con người?

Điều mà xà bông luôn gây quyến rũ cho người tiêu dùng chính là mùi hương của chúng. Tuy nhiên, đừng quá ham mùi thơm để rồi... ôm bệnh.

Nếu bạn tin rằng xà bông dạng rắn có chứa nhiều hóa chất gây hại thì xà bông dạng lỏng cũng chẳng khá gì hơn, thậm chí xà bông dạng lỏng còn “thâm hiểm” hơn xà bông dạng rắn bởi gì chúng là một dạng “cốc tai” hóa chất độc hại và càng dễ dàng ngấm qua da hơn.

Phần lớn mùi thơm có trong xà bông thương mại là các hương liệu tổng hợp, một số loại xà bông có thể bỏ thêm phẩm nhuộm. Tất cả những hóa chất này có thể gây kích ứng da, dị ứng da, ngứa da, viêm da... 

Đừng tưởng rằng bây giờ bạn không thấy có gì lạ ở trên da là êm chuyện, những rối loạn ở da sẽ từ từ “xuất đầu lộ diện” theo thời gian. Không những gây hại cho da, chúng có thể ngấm qua da, đi vào hệ tuần hoàn máu và gây tổn thương ở những cơ quan nội tạng khác trong co thể theo nhiều cơ chế khác nhau.

Lý do để các nhà sản xuất xà bông thương mại sử dụng các hóa chất tổng hợp thay vì các chất liệu thiên nhiên rất đơn giản: giá thành thấp, lợi nhuận cao. 

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, cũng như để bảo vệ làn da. Ngại gì mà bạn không chịu “tắm chay” vài ngày trong tuần? Không cần gì hết, chỉ là tắm với nước ấm, kỳ cọ thật kỹ. 

Đơn giản vậy thôi nhưng một công đôi chuyện, vừa “giảm tải” cho da, vừa tiết kiệm được chút tiền nào hay chút ấy trong thời buổi “gạo châu củi quế” như bây giờ.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.