Sự thật đằng sau những người phụ nữ bị chê nhan sắc xấu xí nhất Trung Quốc
1. Mô mẫu
Trong sách Tứ tử giảng đức luận của Vương Tứ Uyên đời Hán viết: “Mô Mẫu người lùn tịt, mặt rỗ chằng chịt”.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, có lẽ bà chính là người đàn bà có ngoại hình xấu xí đến mức ai nhìn vào cũng phải khiếp sợ. Nhiều người cho rằng, bà chính là hiện thân của Quỷ Dạ Xoa.
Tuy nhiên, trái ngược với diện mạo đáng sợ đó lại là một nhân cách vô cùng đức hạnh và trí tuệ thì không hề tầm thường.
Bà luôn biết cách đối nhân xử thế sao cho phải đạo. Đó cũng chính là lý do tại sao Hoàng Đế (vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc ) đã không chần chừ cưới Mô Mẫu làm vợ.
Tương truyền, nhờ có sự hậu thuẫn của Mô Mẫu và Hoàng Đế đã đánh bại Viên Đế, tiêu diệt Si Vưu. Không chỉ vậy, nhiều người cho rằng bà chính là người sáng tạo ra chiếc gương đầu tiên trên thế giới.
2. Chung Vô Diệm
Ảnh minh họa trong phim
“Xấu như ma lem” là cái tên mà người đời dùng để gọi Chung Vô Diêm (tên thật là Chung Xi Luân – người nước Tề thời Chiến Quốc).
Họ mô tả dung mạo Chung Vô Diệm: xấu xí, đầu thì bẹt, mắt thì sâu, mũi hếch, da thì đen như bồ hóng…
Điều này khiến cho bà đến tuổi tứ tuần vẫn chưa có người để ý. Trái ngược với dung mạo xấu xí đó là một trí tuệ hơn người.
Mặc dù thân phận nữ nhi nhưng ngay từ nhỏ bà đã thường xuyên để ý tới chính sự, triều đình. Con tim thôi thúc muốn cống hiến tài năng cho đất nước đã khiến bà mạnh dạn yết kiến Tề Tuyên Vương.
Vào lúc bấy giờ, vua Tề Tuyên Vương lại vô cùng ham mê tửu sắc, bỏ bê triều chính. Khi nghe thấy những lời khuyên từ bỏ những thói quen của mình, nhà vua vô cùng tức giận và muốn chém đầu Vô Diệm ngay tức khắc.
Nhưng chính sự bình tĩnh của Chung Vô Diệm đã giúp bà giữ lại mạng sống và trở thành hoàng hậu, trợ thủ đắc lực cho Tề Vương trong công cuộc biến nước Tề trở nên cường thịnh.
3. Nguyễn Nữ
Nhan sắc thật của Nguyên Nữ lại khiến chính người chồng mới cưới của mình là Hứa Doãn (đời Đông Tấn) hoảng sợ và phải bỏ chạy khỏi đêm tân hôn không dám nhìn mặt người vợ mới của mình.
Tuy nhiên, một hôm, khi nhìn thấy dung mạo của vợ, Hứa Doãn toan bỏ chạy thì bị Nguyễn Nữ níu lại. Hữu Doãn thẳng thắn hỏi vợ về “tứ đức” (công-dung-ngôn-hạnh): “Trong tứ đức ấy, nàng sở hữu được bao nhiêu”.
Nguyễn Nữ nhanh chóng đáp lại chồng: “Thiếp chỉ thiếu về sắc đẹp, còn chàng có bao nhiêu đức?” Hữu Doãn tự nhận bản thân có “bách hạnh”.
Người vợ nói: “Trong bách hạnh thì đức là đầu, chàng hiếu sắc chứ không hiếu đức, sao nói là đầy đủ cả?”.
Lời nói của vợ vừa đúng lại sâu cay khiến Hữu Doãn không thể nói thêm điều gì mà chỉ biết khâm phục vợ mình. Từ đó, chàng yêu thương vợ hết mực và cuộc sống vợ chồng của họ vô cùng hạnh phúc.
4. Hoàng Nguyệt Anh – vợ của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng vốn là nhân vật nổi tiếng thông minh, tài trí và mưu lược hơn người trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tuy nhiên, vợ của ông lại ít được người đời biết đến như ông.
Những gì họ biết được đó chính là dung mạo không mấy đẹp như dáng người thô kệch, thân hình thấp bé đen gầy, khuôn mặt thì rỗ băm bổ nhưng tài giỏi không thua kém chồng mình.
Bà luôn biết cách chăm sóc, ân cần, chu đáo và yêu chiều chồng. Nhờ vậy mà Gia Cát Lượng luôn cảm thấy yên tâm trong công cuộc phò tá Lưu Bị.