Sự thật bất ngờ việc vỡ nợ của Chánh Tín

Diễn viên Nguyễn Chánh Tín nói với báo chí rằng mình phá sản là do làm phim Dòng máu anh hùng thua lỗ. Sự thực Nguyễn Chánh Tín phải ra đường ở vì phim này hay vì lý do khác? 

Phim Dòng máu anh hùng có phần hùn rất nhỏ của Nguyễn Chánh Tín
Phim Dòng máu anh hùng có phần hùn rất nhỏ của Nguyễn Chánh Tín

Trong các năm qua, nhiều nhà làm phim cũng bị nợ nần chồng chất như Nguyễn Chánh Tín, song không phải tất cả là vì phim.

“Dòng máu anh hùng” và phần hùn của Nguyễn Chánh Tín

Phim Dòng máu anh hùng do Hãng phim Chánh Phương và Cinema Pictures thực hiện, với ê-kíp chính gồm phần lớn nhân sự là Việt kiều và người nước ngoài.

Không cần phải nhắc lại về sự thành công khi tạo được dư luận tốt của Dòng máu anh hùng dù doanh thu phòng vé không đạt như ý muốn. Tất nhiên, Dòng máu anh hùng chỉ là một trong những thất bại hiếm hoi của Hãng phim Chánh Phương xét trên bình diện kinh tế đơn thuần. 

Ngoại trừ phim Bụi đời Chợ Lớn không được cấp phép phổ biến, gần như tất cả các phim còn lại của Chánh Phương đều không phải lỗ trắng tay, nhiều phim có doanh thu khá tốt.

Với Dòng máu anh hùng, Nguyễn Chánh Tín giữ vai trò gì trong phim này? Theo những người trong giới, vai trò của Nguyễn Chánh Tín gần như không mang tính quyết định cho sự thành bại của phim này. Theo tìm hiểu, số vốn mà ông góp vào làm phim cũng chỉ chiếm khoảng 1/20 tổng kinh phí.

Tuy nhiên, phim hay, tạo tiếng vang tốt không có nghĩa là bán vé được nhiều. Để đạt doanh thu phòng vé, tức thành công về mặt thương mại, một bộ phim còn cần thêm nhiều yếu tố khác mà chuyện “hên, xui” trong bất kỳ thương vụ làm ăn nào cũng gặp phải.

Như vừa nói ở trên, Nguyễn Chánh Tín có góp vốn sản xuất Dòng máu anh hùng. Lẽ thường của tất cả các thương vụ hùn hạp: lời ăn lỗ chịu! Thế nhưng khi Dòng máu anh hùng không đạt được số tiền vé cần thiết để hòa vốn, mọi sự lại khác với quy luật hùn vốn làm ăn thông thường.

Theo một nguồn tin riêng, sau khi Dòng máu anh hùng bị “thua trận”, Nguyễn Chánh Tín đã nhờ luật sư đòi lại phần hùn của mình. Qua nhiều lần thương lượng, cuối cùng những người bà con của Nguyễn Chánh Tín trong ê - kíp làm phim này đã nhượng bộ trả lại phần hùn cho ông.

Những “cái chết” không phải vì phim

Năm 2012, ông bầu Phước Sang bị tố mượn xe hơi của người khác đem vào “hiệu cầm đồ”. Thật phi lý khi Hãng phim Phước Sang từng nhiều lần công bố doanh thu “khủng” cho những bộ phim của mình. 

Mọi việc cuối cùng cũng rõ, ông bầu này lâm vào nợ nần không phải do làm phim mà do… bất động sản. Thị trường nhà đất đóng băng khiến cho Phước Sang mất khả năng thanh khoản.

Tương tự như Phước Sang, Hãng phim Vifa từng sản xuất nhiều bộ phim truyền hình, như: Mùi ngò gai, Gia đình phép thuật… cũng đã khép cửa văn phòng. 

Trụ sở Vifa nay thành phòng tập thể hình, còn chủ hãng phim thì bặt vô âm tín không biết đang ở đâu. Giới thạo tin cho biết, Hãng phim Vifa bị đóng cửa là do chủ hãng này cũng dính vào trường hợp tương tự như Phước Sang: bất động sản đóng băng, nợ ngân hàng không trả được!

Trường hợp của Nguyễn Chánh Tín, đúng là ông có thua lỗ trong việc làm phim khi Hiệp sĩ guốc vông và dự án phim kinh dị 30 phút/tập không được như ý. 

Tuy nhiên, những phim này cũng không đến nỗi khiến cho tài tử lừng danh một thời… phá sản. Nhiều người hẳn còn nhớ, Nguyễn Chánh Tín từng dính vào vụ lùm xùm ở một dự án bất động sản thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Và chuyện làm ăn thành bại hoặc vì lý do nào khác khiến Nguyễn Chánh Tín bị khốn khó có nhiều thông tin khác chiều. Nhưng xét thấy đó là việc không liên quan đến nghệ thuật nên xin không nêu ra đây…

Chỉ xin lưu ý một chi tiết: Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam) thì vợ chồng ông Nguyễn Chánh Tín thế chấp căn nhà để bảo lãnh cho khoản vay 8,3 tỷ đồng vào ngày ngày 9/7/2008. Trong khi đó, phim Dòng máu anh hùng khởi quay đầu năm 2006, và công chiếu trên cả nước ngày 27/4/2007.

Vậy nên, trong rất nhiều trường hợp diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất… bị phá sản, xin đừng đổ lỗi do phim mà… chết!

Theo Thể thao Văn hóa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...