Sự phát triển vượt bậc ngành game Việt và bài toán nhân sự cần tìm lời giải

GD&TĐ - Với tiềm năng lớn, nhận được sự đầu tư của Chính phủ, ngành trò chơi điện tử (Game) Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm đạt doanh thu 1 tỷ đô trong 5 năm tới, và sẽ là một trong những ngành phát triển mũi nhọn của cả nước (nguồn).

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp, đơn vị giáo dục, đào tạo cũng tập trung phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân sự Game ngày một “bùng nổ”.

Game - một trong tám lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam trong nền kinh tế số

Tại Diễn đàn quốc gia ngành Game Việt năm 2023 tổ chức tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) ngày 31/10, việc chuyển đổi số và ngành công nghiệp game là 1 trong 8 lĩnh vực trọng tâm giúp Việt Nam có những bước phát triển đột phá, góp phần vào mô hình đổi mới sáng tạo đã được đề cập.

Không phải ngẫu nhiên, ngành Game Việt Nam nhận được sự chú ý và đầu tư lớn như vậy. Chỉ tính riêng năm 2022, doanh thu ngành Game Việt Nam đạt hơn 600 triệu USD, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Với lượng người dùng lớn (54,6 triệu người chơi) và tốc độ tăng trưởng 9%/năm – cao hơn trung bình của khu vực (8,2%), Việt Nam hiện được các chuyên gia đánh giá là một thị trường rất tiềm năng.

Hãng tin Bloomberg đánh giá Việt Nam là một cường quốc về game, nằm trong top 5 các quốc gia sản xuất game trên di động (mobile game) hàng đầu thế giới tính theo lượt tải xuống trong sáu tháng đầu năm 2023. Ngành Game đang dần chứng tỏ được vị thế trên bức tranh toàn cảnh của Việt Nam. Song, nhiều chuyên gia nhận định ngành Game Việt Nam vẫn còn cách xa nhóm hàng đầu thế giới nếu xét theo tiêu chí về độ phức tạp, chất lượng cảm giác game, đồ họa. Có thể thấy, đây là ngành cần được chú trọng một cách toàn diện hơn, trong đó không thể thiếu hạng mục đầu tư cho đào tạo, để nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân sự của ngành.

Tăng cường đầu tư cho ngành Game

Bên cạnh sự đầu tư của Chính phủ, các đơn vị đào tạo cũng đang tích cực giải “bài toán” này. Tháng 10/2023, đại diện Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) trao đổi Biên bản Ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược nhằm phát triển ngành game Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như thúc đẩy quá trình trao đổi kiến thức và học tập, cộng tác trong các dự án nghiên cứu – đổi mới sáng tạo, và tăng cường vai trò của BUV trong hệ sinh thái về phát triển trò chơi công nghệ của NIC.

Cũng tại sự kiện, đại diện BUV cũng công bố quyết định thành lập dự án BUV GamePad – Trung tâm Đổi mới, Đầu tư và Ươm tạo Khởi nghiệp cho các Dự án về Lập trình – Thiết kế - Đồ họa Game. Dự án được kỳ vọng sẽ là bệ phóng cho những tài năng trẻ, thu hút và đào tạo những cái tên đầu ngành trong tương lai thông qua mô hình nuôi dưỡng và định hướng phát triển cho những nhà phát triển, lập trình và thiết kế trẻ tuổi.

Các sinh viên và giảng viên chương trình Thiết kế và Lập trình Game của BUV tại Hội thảo Diễn đàn Quốc gia ngành Game Việt 2023.

Các sinh viên và giảng viên chương trình Thiết kế và Lập trình Game của BUV tại Hội thảo Diễn đàn Quốc gia ngành Game Việt 2023.

Là một trong những đơn vị tiên phong về đào tạo ngành game tại Việt Nam, BUV đã bắt đầu giảng dạy chương trình Cử nhân Thiết kế và Lập trình Game từ năm 2018 và tiếp tục mở tuyển sinh cho ngành học thứ hai về Game: Cử nhân Đồ họa Game (Games Art) cho năm học 2024 – 2025. Cả hai chương trình đào tạo được cấp bằng bởi Đại học Staffordshire (Anh Quốc) - ngôi trường top 7 thế giới về đào tạo Thiết kế và Phát triển Game, trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức chính quy và các kỹ năng thực tiễn.

Nhằm tối ưu hiệu quả thực hành, BUV mang đến cho sinh viên môi trường học tập như trong một Game Studio, với cơ sở vật chất hiện đại, được đầu tư chỉn chu: phòng máy tính (Computer Lab) với dàn máy tính phiên bản mới, cấu hình cao; phòng thiết kế và lập trình game (CGDP Room) được trang bị dàn máy tính màn hình 27 inch, có thể tùy chỉnh độ cao, độ xoay để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng ; phòng ghi hình chuyển động (Motion Capture Studio) được trang bị phông nền xanh - Green screen, bộ đồ ghi hình dùng để ghi lại chuyển động cho lập trình game, các máy quay chuyên dụng, kính thực tế ảo - VR, v.v.

Bên cạnh đó, tất cả cử nhân đào tạo về chương trình Game tại BUV đều được tạo điều kiện tham gia vào các dự án sáng tạo phát triển Game dưới sự đánh giá và dẫn dắt của giảng viên và chuyên gia đầu ngành, giúp các bạn rèn giũa khả năng “thực chiến”, trau dồi hiểu biết về quy trình làm game thực tế.

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm môi trường làm Game thực tế, BUV còn mang tới các chương trình, cuộc thi về Game uy tín, tiêu biểu như Game Jam - thử thách tạo lập Game trong 44 giờ liên tục.

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm môi trường làm Game thực tế, BUV còn mang tới các chương trình, cuộc thi về Game uy tín, tiêu biểu như Game Jam - thử thách tạo lập Game trong 44 giờ liên tục.

Trong bối cảnh ngành Game đang ngày càng chứng tỏ được chỗ đứng, không chỉ Chính phủ, mà các đơn vị tư nhân, các cơ sở đào tạo cũng đang ngày càng tích cực đóng góp cho sự phát triển chung của ngành. Khi các đơn vị giáo dục có những bước đi tiên phong và sự đầu tư bài bản, kỹ lưỡng, các bạn trẻ sẽ có thêm nhiều lựa chọn các chương trình đào tạo uy tín, gia nhập đội ngũ nhân sự lành nghề cho ngành Game Việt trong thời gian tới.

Chương trình Cử nhân Đồ họa Game và Cử nhân Thiết kế và Lập trình Game của BUV dự kiến bắt đầu tuyển sinh cho năm học 2024 – 2025. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, vui lòng truy cập:

● Chương trình Cử nhân Đồ họa Game: https://www.buv.edu.vn/chuong-trinh-cu-nhan/chuong-trinh-cu-nhan-danh-du-do-hoa-game/

● Chương trình Cử nhân Thiết kế và Lập trình Game: https://www.buv.edu.vn/chuong-trinh-cu-nhan/chuong-trinh-cu-nhan-danh-du-thiet-ke-va-lap-trinh-game/

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.