Sử dụng thuốc y học cổ truyền tại Việt Nam còn nhiều hạn chế

GD&TĐ - Hàng năm, cả nước dùng khoảng 4,5 - 5 vạn tấn dược liệu. Tuy nhiên, tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Ảnh minh họa/internet.
Ảnh minh họa/internet.

Dược sĩ chuyên khoa II (DSCKII) Trần Bình Duyên - Trưởng Bộ môn Dược liệu - Dược cổ truyền (Khoa Dược, Trường Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội) chia sẻ Hội thảo “hiện đại hóa y học cổ truyền bằng phương pháp bào chế công nghệ mới”.

Theo DSCKII Trần Bình Nguyên, hiện nhiều nước sử dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khỏe. Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời, triển vọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong nước là rất lớn.

Phương pháp sử dụng phổ biến nhất là sắc thuốc; trong khi sắc là một phương pháp kỳ công, tốn kém thời gian, người bệnh không sắc đúng hướng dẫn về kỹ thuật và thời gian có thể làm giảm hiệu quả điều trị…

DSCKII Trần Bình Nguyên chia sẻ kết quả nghiên cứu tại hội thảo.

DSCKII Trần Bình Nguyên chia sẻ kết quả nghiên cứu tại hội thảo.

Cuối năm 2018, Hội đồng khoa học Bộ Y tế cho phép thực hiện dự án nghiên cứu "Nâng cấp quy trình điều chế và hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng của một số cao khô dược liệu" và tiến tới bào chế thành dạng cốm vị thuốc, một bước hiện đại hóa YHCT.

Dự án được thực hiện trong 3 năm tại Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam, do DSCKII Trần Bình Duyên làm chủ nhiệm.

Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của các cốm vị thuốc y học cổ truyền: Ba kích, bạch chỉ, bạch truật, cam thảo, cát cánh... với khoảng trên 200 loại, tiến tới sẽ chuẩn hóa tất cả các cốm vị thuốc y học cổ truyền.

Theo DSCKII Trần Bình Nguyên, cốm vị thuốc ra đời, ứng dụng trong thực tiễn điều trị của y học cổ truyền sẽ tạo ra bước đột phá trong việc sử dụng thuốc y học cổ truyền tại Việt Nam. Ưu điểm là thuận lợi sử dụng, chất lượng được đảm bảo, đóng gói theo đơn vị chia liều nên dễ dàng bảo quản, vận chuyển, hấp thu nhanh, có thể điều chỉnh liều lượng dễ dàng, tạo ra nguồn nguyên liệu tiêu chuẩn hóa dưới dạng cao khô để phục vụ sản xuất thuốc đông dược, thực phẩm chức năng...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ