Sử dụng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta

GD&TĐ - Đây là chủ đề của tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2020 tại Việt Nam. Hoạt động này được WHO phát động hàng năm trên toàn thế giới.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về kháng sinh

Ngày 25/11/2020 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển đã tổ chức lễ hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do WHO phát động hằng năm trên toàn thế giới.

“Sử dụng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta” là chủ đề của tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2020.

GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị bệnh cho con người cũng như cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không cần thiết,… đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Thực tế, việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.

Tuần lễ truyền thông kháng thuốc năm 2020 diễn ra với mục tiêu và nội dung cơ bản đầu tiên của kế hoạch hành động quốc gia là nâng cao nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng sinh, các quầy thuốc chỉ bán kháng sinh khi có toa chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người dân cam kết sử dụng kháng sinh theo toa chỉ định của bác sĩ.

Thông tin về tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, TS. Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam  chia sẻ, WHO đã thu thập dữ liệu kháng thuốc kháng sinh thông qua hệ thống phần mềm giám sát. Kết quả, trong số 194 quốc gia thành viên thì mới có 92 quốc gia tham gia vào hệ thống báo cáo giám sát kháng kháng sinh.

Thực tế, tình trạng kháng thuốc xảy ra ở nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Không chỉ vậy, tỷ lệ kháng thuốc với từng loại vi khuẩn cũng có sự khác biệt.

Tại Việt Nam, số liệu về kháng kháng sinh vẫn chưa rõ ràng. Vì thế phòng, chống kháng  kháng sinh vẫn là một hành trình dài. WHO đang kết hợp với Bộ Y tế để đưa ra những con số cụ thể về kháng thuốc kháng sinh.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet).
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet).

Tăng cường kiểm tra, quản lý sử dụng kháng sinh

Kidong Park cũng khẳng định, nếu không kiểm soát thuốc kháng sinh hợp lý thì chúng ta sẽ mất đi vũ khí để chống lại tình trạng kháng kháng sinh.

Chưa có số liệu kháng kháng sinh ở bệnh viện tuyến xã, huyện. Tỷ lệ tiêu thị thuốc kháng sinh ở bệnh viện và ngành chăn nuôi vẫn chưa có. Do đó, WHO muốn lan toả thông điệp “Không sử dụng kháng sinh nếu không bị bệnh do vi khuẩn gây ra” và “khi bị nhiễm khuẩn thì phải sử dụng kháng sinh theo đơn, sử dụng đúng liều, đúng cách” để phòng, chống tình trạng kháng thuốc.

Theo đó, ngành Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kê đơn của bác sĩ; Bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, nhà thuốc; Tăng cường kiểm soát, quản lý sử dụng kháng sinh; Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh khi cần thiết, không lạm dụng việc kê đơn và sử dụng thuốc;

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, nhà thuốc, dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian và tuyệt đối không chia nhỏ liều dùng, không dùng thuốc quá hạn sử dụng; Điều dưỡng, kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thực hiện tốt việc kiểm soát nhiễm khuẩn để hạn chế việc dùng kháng sinh khi không cần thiết;

Kiểm tra lịch tiêm vắc-xin của người bệnh và đảm bảo người bệnh được tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết.

Đối với việc quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, trong chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Y tế đang tiến hành bổ sung sửa đổi "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện" được ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, hướng dẫn này nhằm bổ sung, sửa đổi các nội dung mới về quản lý sử dụng kháng sinh, việc phân chia các nhóm kháng sinh theo mức độ quản lý, hoàn thiện quy trình phê duyệt kháng sinh thuộc nhóm cần dự trữ.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.