Sử dụng giấy vệ sinh thay thế giấy ăn có thể mắc loạt bệnh nguy hiểm sau

Giấy ăn, giấy vệ sinh là nhu yếu phẩm hàng ngày mà mọi gia đình đều có. Nhiều người thường dùng giấy vệ sinh để lau miệng, mà không biết rằng giấy vệ sinh sử dụng không đúng cách theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Không nên sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn vì hàm lượng vi khuẩn của giấy vệ sinh gấp ba lần giấy ăn.
Không nên sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn vì hàm lượng vi khuẩn của giấy vệ sinh gấp ba lần giấy ăn.

Nhiều người giữ quan niệm hoàn toàn sai lầm khi đánh đồng giấy cuộn sử dụng trong nhà vệ sinh với giấy ăn được sản xuất riêng đều có thể thay thế cho nhau trong những lúc cần thiết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác biệt nên giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng.

So sánh sự khác nhau giữa giấy ăn và giấy vệ sinh

 1. Hàm lượng vi khuẩn khác nhau

Giấy ăn thường xuyên tiếp xúc với mặt nên yêu cầu vệ sinh rất nghiêm ngặt. Theo quy định, hàm lượng vi khuẩn trên mỗi gram giấy ăn không được cao hơn 200 đơn vị, trong khi các yêu cầu đối với giấy vệ sinh tương đối lỏng lẻo và hàm lượng vi khuẩn trên mỗi gram giấy vệ sinh không cao hơn 600 đơn vị.

Nói cách khác, hàm lượng vi khuẩn của giấy vệ sinh gấp ba lần giấy ăn.

2. Nguyên liệu khác nhau

Giấy ăn thường xuyên tiếp xúc với da mặt nên phải đảm bảo nguyên liệu “sạch”. Nguyên liệu "sạch" phải làm bằng 100% bột giấy nguyên chất (gỗ, tre, nứa,..) chưa qua sử dụng hoặc được đảm bảo các quy trình xử lý với giấy tái chế. Các cơ sở sản xuất giấy ăn đạt chất lượng phải đảm bảo nhiều tiêu chí an toàn và vệ sinh.

Giấy vệ sinh thì ngược lại. Phần lớn các loại khăn giấy thông thường được các doanh nghiệp làm từ giấy tận thu hay còn gọi là giấy tái chế, rất ô nhiễm môi trường, bao gồm các vi sinh vật, hoặc là các chất bị ô nhiễm trong nguồn nước.

Tác hại khôn lường của việc sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng thay thế giấy ăn

su dung giay ve sinh thay the giay an, can than mac loat benh nguy hiem sau - 3

1. Làm tổn hại hệ thần kinh và tuần hoàn máu

Một số nhà máy giấy sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy vệ sinh. Vì muốn cho giấy trắng, mềm, nên trong quá trình sản xuất sẽ cho lượng lớn bột Talc, chất làm mềm, chất làm trắng huỳnh quang.

Nếu bạn thường sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng để lau miệng, rất dễ chà xát các chất độc hại vào miệng và khi chúng ta ăn vào dạ dày, điều này dễ gây tổn thương cho hệ thần kinh và hệ thống máu của con người.

2. Gây viêm gan và kiết lỵ

Nếu sử dụng giấy thải làm nguyên liệu sản xuất giấy vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc… Ngoài ra trong quá trình sản xuất không khử độc, càng khiến các loại vi khuẩn lưu lại trên giấy vệ sinh, thời gian dài sử dụng sẽ dấn đến viêm đường ruột, sốt thương hàn, kiết lị,… thậm chí có thể mang vi khuẩn viêm gan.

3. Gây dị ứng viêm da

Nếu bạn thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng, không chỉ dẫn đến các bệnh về miệng, còn dễ gây dị ứng và viêm da, đặc biệt những gia đình có con nhỏ cần chú ý.

4. Gây bệnh đường hô hấp

su dung giay ve sinh thay the giay an, can than mac loat benh nguy hiem sau - 4

Các chất làm trắng, bột talc trong giấy trong giấy ăn,  giấy vệ sinh chất lượng kém, có thể dễ dàng tạo ra  thành bụi thông qua việc sử dụng giấy để lau miệng, xì mũi hoặc hắt hơi, sẽ xâm nhập vào đường hô hấp của cơ thể, sản sinh các bệnh về đường hô hấp.

5. Bệnh phụ khoa như viêm âm đạo

Nhiều phụ nữ bình thường cũng rất chú ý đến vệ sinh, nhưng họ vẫn bị viêm đường âm đạo. Thực tế điều này có liên quan đế giấy vệ sinh. Bộ phận sinh dục của phụ nữ là một khu vực nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Nếu sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng để lau chùi bộ phận riêng tư thì đây chính là “thủ phạm” gây viêm âm đạo.

Theo Khám Phá/Sohu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.