Sự chuẩn bị tốt nhất

GD&TĐ - Lứa học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phải chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 trong gần 3 năm liên tục, với cấp độ ảnh hưởng ngày càng tăng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Những tác động đa chiều của dịch bệnh đến kinh tế gia đình tâm lý, sức khỏe; thay đổi hình thức dạy học… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Điều kiện bình thường, học sinh lớp 12 sẽ được nhà trường bố trí ôn tập sớm để củng cố kiến thức, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh, đến dạy học chính khóa cũng phải trực tuyến, hoàn thành chương trình học đúng tiến độ cũng cần nỗ lực, thì việc ôn tập không thể nói không bị ảnh hưởng.

Trong bối cảnh này, thông tin Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được giữ ổn định như năm 2021 được Bộ GD&ĐT thông báo sớm. Với những bất ổn do Covid-19 gây ra, sự ổn định của kỳ thi theo như ngành Giáo dục chủ trương là thuận lợi quan trọng cho cả học sinh, thầy cô và nhà trường để có sự chuẩn bị từ sớm cả về kiến thức và tâm lý. Cũng nhờ đó, nhiều trường THPT đã có giải pháp củng cố thêm cho học sinh kiến thức các môn thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, việc Bộ GD&ĐT ban hành công văn 4040/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021 - 2022 giúp các trường chọn nội dung cốt lõi, rút ngắn thời gian dạy học; từ đó, có thời gian để tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm sẽ không có trong đề thi, kiểm tra, đánh giá.

Nếu như kỳ thi giữ ổn định thì nội dung thi tốt nghiệp cũng sẽ vẫn nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Do đó, các trường cần tổ chức cho học sinh học tập, ôn luyện bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; đồng thời lưu ý các nội dung kiến thức có liên quan, tiếp nối ở lớp 10, 11 theo hướng khai thác, vận dụng kiến thức đã học trong chương trình, đáp ứng theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Năm học 2021 - 2022, bên cạnh bảo đảm an toàn trường học, phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, Chỉ thị năm học đồng thời nhấn mạnh mục tiêu “bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo”.

Do đó, dù khó khăn bởi dịch bệnh, các cơ sở giáo dục vẫn linh hoạt nhiều giải pháp để kiên trì mục tiêu chất lượng. Và dạy học có chất lượng chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tới đây; vững vàng kiến thức sẽ là yếu tố căn bản giúp thí sinh tự tin trước kỳ thi. Điều được mong mỏi là phương án thi chính thức, cũng như đề thi tham khảo sẽ sớm được công bố.

Năm 2021 chúng ta đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và kết quả cuối cùng khả quan. Tin rằng với những kinh nghiệm đã có, các nhà trường, thầy cô sẽ đồng hành giúp học sinh của mình chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...