Stress khiến não bộ tổn thương thế nào?

GD&TĐ - Trong một nghiên cứu trên hơn 2.000 tình nguyện viên trung niên khỏe mạnh, các bác sĩ phát hiện những người có nồng độ cortisol trong máu cao hơn (một chỉ số thể hiện mức độ stress) có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ...

Mô phỏng bộ não của các nhà khoa học trong công trình nghiên cứu về stress
Mô phỏng bộ não của các nhà khoa học trong công trình nghiên cứu về stress

Hiện tượng này thể hiện rõ ràng hơn trên các đối tượng nữ tham gia cuộc thử nghiệm.

Phản ứng stress là một phần tự nhiên của cuộc sống, vì cơ thể tự phản ứng khi đối mặt với nguy hiểm hay các mối đe dọa khác.

Và cortisol là trung tâm của phản ứng stress, theo như tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Justin Echouffo - Tcheugui, Giáo sư phụ tá về y khoa tại ĐH Y Johns Hopkins ở Baltimore.

Trong những thời điểm căng thẳng, nồng độ cortisol tăng lên và cùng với một loại hormone môn khác là adrenaline sẽ báo hiệu cơ thể tạo ra phản ứng dừng lại hay đi.

Cụ thể, cortisol sẽ làm tăng lượng glucose chảy trong máu, tăng cường việc sử dụng glucose làm năng lượng cho não bộ và chặn lại các chức năng cơ thể không cần thiết ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp như tiêu hóa, sinh sản và sinh trưởng.

Một khi sự kiện căng thẳng kết thúc, nồng độ cortisol sẽ giảm xuống. Điều này tuy nhiên không phải luôn luôn như vậy, theo như Echouffo -Tcheugui trao đổi với LiveScience.

Cơ thể vẫn có thể cảm nhận được sự căng thẳng hay vì một số lý do chưa được hiểu rõ vẫn tiếp tục giữ lại nồng độ corticol cao. Hay đơn giản hơn, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cuộc sống gia đình hoặc công việc của 1 người có thể gây nên căng thẳng mỗi ngày đối với người đó.

Nồng độ cortisol cao kéo dài có thể gây tổn hại tới da và tim mạch. Vì vậy, ý tưởng rằng stress và nồng độ cortisol cao cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và chức năng não không đáng ngạc nhiên lắm, theo như Echouffo - Tcheugui phân tích.

Trong nghiên cứu mới, Echouffo - Tcheugui trong lúc tiến hành phân tích đã khai thác cơ sở dữ liệu của Nghiên cứu tim

Framingham - 1 nghiên cứu lớn tài trợ bởi chính phủ theo dõi sức khỏe của hàng ngàn cư dân sống ở Framingham, Massachusetts trong hơn 70 năm qua. Ông và đồng nghiệp đã xác định được 2.231 người trong độ tuổi trung bình là 49 hoàn toàn không mắc chứng mất trí.

Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, mỗi người tham gia đều trải qua một bài kiểm tra tâm lý và đánh giá về các kỹ năng nhớ và tư duy. Kỹ năng tư duy và ghi nhớ của họ được kiểm tra lại một lần nữa trong khoảng thời gian trung bình là 8 năm sau đó. Ở cuối nghiên cứu, những người tham gia cũng cung cấp mẫu máu và khoảng 2.000 người được chụp cộng hưởng từ để đo khối lượng não.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người có nồng độ cortisol cao đạt điểm số thấp hơn trong các bài kiểm tra về khả năng ghi nhớ và tư duy so với những người có nồng độ bình thường. Nồng độ cortisol cao cũng được liên hệ với tổng khối lượng não thấp hơn.

Tiến sĩ Paul George, Giáo sư phụ tá về thần kinh học và khoa học thần kinh ở ĐH Y Stanford, người không tham gia nghiên cứu cho biết nghiên cứu dựa trên một cộng đồng người đặt ra nhiều câu hỏi cần khám phá thêm về cách cortisol ảnh hưởng đến não và nhận thức của chúng ta.

“Một trong những điểm mạnh của nghiên cứu là đánh giá khối lượng não thông qua nhiều đánh giá hình ảnh để thấy được sự thay đổi của não. Quy mô của nghiên cứu cũng làm tăng thêm mức độ tác động của nó và họ đã cung cấp phân tích âm thanh để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu tới kết quả như trầm cảm” - George trao đổi.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ