Đánh liều 'từ một học sinh'
Trung tâm Starlight piano Ciputra (tòa L5, The Link, Ciputra) lại do 2 chị em ruột Nguyễn Thu Hà (SN 1990) và Nguyễn Thu Ngân (SN 2004) cùng nhau mở ra để nuôi "ước mơ chung".
Được thành lập năm 2020 trong đợt dịch Covid-19, Starlight piano Ciputra ban đầu chỉ có 1 học sinh và 1 giáo viên, đến nay trung tâm đã có khoảng 100 học sinh theo học.
Có thời điểm Trung tâm có 10 giáo viên và đã mời được cả những nghệ sĩ tên tuổi trong Quân đội đến dạy 2 - 3 năm.
Chia sẻ với PV, Thu Hà cho biết do Trung tâm mở ra đúng đợt dịch Covid-19 nên việc tuyển sinh trong những năm dịch cực kì khó khăn, thời điểm đó các trường đều đóng cửa hết.
“Hồi đấy, tôi chỉ làm theo hình thức truyền thống là đăng bài vào chợ cư dân nhưng chỉ hiệu quả được một năm đầu tiên sau đấy thì bão hoà, hình thức đấy như kiểu ném muối xuống biển.
Ban đầu cái gì cũng một, một mình mình dạy, một mình viết bài rồi đăng bài, sau đấy tư vấn cho đến lúc gặp xong mình dạy”, Thu Hà chia sẻ.
Hiện Trung tâm sẽ học từ 16h đến 19h tối cho nên không ảnh hưởng đến việc học của các học sinh đang theo học tại đây.
Theo Thu Hà, cái lợi của Trung tâm là được mở tại nhà riêng, nên chi phí thuê mặt bằng sẽ được dành để đầu tư mời những giáo viên có trình độ cao tới dạy.
Trung bình 1 tháng học sinh sẽ học từ 8-10 buổi, mỗi ca từ 3 - 5 học sinh. Có thể từ 3 đến 6 tháng học sinh đã chơi được đàn.
Nói về việc tuyển sinh vào thời điểm dịch Covid-19, Thu Hà cho rằng đó là một lần "quyết liều". Vì nếu lúc ấy sợ thì sẽ không thể nào tuyển sinh được nhiều học sinh.
"Khi rất nhiều trung tâm đóng cửa, tất cả mọi thứ đóng cửa vì sợ dịch, thì mình mới vụt lên được, chứ đợi đến khi nào mọi người sẵn sàng rồi thì chắc là hết cơ hội.
Nếu học sinh nào bị Covid-19 sẽ nghỉ 2 tuần, hết Covid-19 lại đi học lại bình thường nghĩa là tinh thần lạc quan. Bây giờ muốn tuyển sinh được chỉ còn cách phải đặc biệt và nổi bật hơn người khác", Thu Hà nói về những ngày còn dịch Covid-19.
Áp dụng tư duy ngược
Từng là giáo viên nhưng Thu Hà đã chọn nghỉ dạy học, bỏ một công việc ổn định để mở Trung tâm Starlight piano Ciputra.
Thu Hà cho rằng bản thân không có khái niệm ổn định, nếu muốn ổn định sẽ có nhiều lựa chọn khác và cũng muốn thử thách.
“Tôi thích làm những việc kiểu tư duy ngược, cái gì người ta không thích tôi sẽ làm hoặc là có khi tôi định làm việc gì quan trọng người ta khuyên thế nào, tôi sẽ làm ngược lại và tôi thấy thành công", Thu Hà nói.
Thế mạnh Trung tâm là 2 chị em Thu Hà - Thu Ngân đều là những người giàu kinh nghiệm, có nhiều năm chơi đàn piano.
Thu Ngân đã chơi đàn từ năm 6 tuổi, trước khi bắt đầu vào học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia, Ngân đã đi thi chứng chỉ quốc tế và có bằng của Hội đồng Hoàng gia Anh trao tặng.
Khi được hỏi có học sinh nào mà trung tâm “chịu thua”, Thu Hà khẳng định "không có".
"Starlight piano Ciputra chưa từng chịu thua trước một “ca” nào theo học tại đây", Thu Hà nói.
"Ngoài Thu Ngân giỏi chuyên môn, ở Trung tâm, chúng tôi còn phải tìm hiểu kỹ, thật tinh ý để đọc được vấn đề của học sinh, từ đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp nhất", Thu Hà chia sẻ thêm.
Starlight piano Ciputra có phương pháp dạy học sinh không giống như những nơi khác, mỗi ca có 3-5 học sinh nhưng có tới 2 giáo viên, 1 dạy chính là Piano và 1 trợ giảng phụ trách về kỷ luật và các hoạt động chung.
Chia sẻ về kế hoạch tương lai, Thu Hà cho biết, Trung tâm muốn đầu quân vào các câu lạc bộ của các trường để tìm kiếm tài năng, sau đấy có thể tài trợ cho những học sinh có năng khiếu, có thực lực nhưng chưa có điều kiện.
"Hiện tại Trung tâm cũng đang dạy số ít học sinh như, dạng như tài trợ. Nhưng chính những học sinh này lại là thước đo năng lực thực chất của giáo viên.
Mục đích cuối cùng của Trung tâm với các học sinh là thi chứng chỉ quốc tế, hoặc sẽ thành phiên bản khác và có thể theo Piano chuyên nghiệp", Thu Hà nói.