Sốt ruột với "chợ thơ" ế ẩm

GD&TĐ - Trong một Hội thảo với tên gọi “Nhà văn Hà Nội với thơ đương đại” tổ chức ngày 10/6/2018 bởi Hội nhà văn Hà Nội, ý kiến cho rằng các nhà văn, nhà thơ cần đọc nhau nhiều hơn nữa đã được đưa ra bàn luận, trong thời buổi thơ in rất nhiều mà bạn đọc lại rất ít.

Sốt ruột với "chợ thơ" ế ẩm

Trong thời buổi lạm phát thơ như hiện nay, khi mỗi năm có tới nửa ngàn tập thơ được in, nhưng hầu hết là không bán được, chỉ đem biếu, tặng, hoặc may mắn lắm mới lọt vào các thư viện, thì đó quả là nỗi trăn trở lớn của Hội nghề nghiệp, và là thách thức đối với mỗi nhà thơ.

Trong mọi cuộc gặp mặt các nhà thơ, nhà văn, dễ thấy một hiện tượng, là nhà thơ nào cũng nặng một túi thơ (theo đúng nghĩa đen) mang bên mình, và sau đó rút thơ ra tặng những người xung quanh, với hy vọng nhỏ nhoi là bạn sẽ đọc mình, và cũng để túi thơ vơi nhẹ. Với các nhà thơ, in thơ ra đã mất một vốc tiền túi, rồi nhìn đống sách thơ không bán được, rất suy tư. Nhưng không in thơ ra thì cảm thấy không thỏa mãn, không phải với bản thân và với đam mê mình đã chọn, nên phải in thôi.

Trong khi đó, với hơn 90 triệu dân Việt Nam, một lượng bạn đọc khổng lồ và có thể làm bất cứ nhà thơ nào trở thành tỷ phú nếu họ chỉ cần bỏ ra chừng dăm ba chục ngàn đồng để mua một cuốn thơ mỏng, giá chỉ bằng một bát phở. Nhưng hơn 90 triệu dân ta không làm thế, họ xem và giải trí, học tập bằng các loại sách khác, bằng phương tiện nghe nhìn khác, bằng mạng xã hội…

Trong cuộc hội thảo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến – Phó chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội tỏ ra khá sốt ruột với việc chợ thơ ế ẩm, ông luôn hối thúc các diễn giả, bạn thơ, cần nói lên ý kiến của mình, cần động não thay đổi thơ, thay đổi cách tiếp thị thơ… và biết đâu, trong khi động não ác liệt và va chạm với nhau ác liệt, sẽ nảy ra một ý tưởng cứu vớt thơ.

Trong khi đó, nhà phê bình Bùi Việt Thắng thì lại ung dung cho rằng, chúng ta không việc gì mà phải cuống lên, thay vào đó hãy bình tĩnh chờ đợi. Ông tin rằng thơ có sức sống, có thân phận, và ngay cả trong thời đoạn này, khi không có lượng bạn đọc lý tưởng cho thơ, thì thơ vẫn ra đời, vẫn được in với số lượng quá lớn, lại chẳng phải là việc thơ đang sống bất khuất đó sao. Cứ bình tĩnh chờ cho tới một ngày nào đó, bạn đọc quay trở lại yêu thơ, dù có phải chờ tới 10 năm, 20 năm, 50 năm và hơn nữa cũng cứ chờ!

Tại Hội thảo, một số nhà thơ cũng đã đọc thơ của mình, và có những tham luận nghiên cứu về thơ của một số tác giả. Điển hình là thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Kim, một tác giả vẫn làm thơ đầy sức sống khi đã bước vào tuổi 79.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.