Nhiều người thường nghĩ rằng các phi tần, thê thiếp của nhà vua đều sẽ được hưởng thụ cuộc sống ăn sung mặc sướng, tiêu tiền không cần suy nghĩ.
Tuy nhiên, trái ngược với tưởng tượng của chúng ta, thực tế là các hậu phi trong lịch sử Trung Hoa vốn không có quyền tự do tiêu xài tiền bạc theo ý của mình mà cũng chỉ được phát bổng lộc ở một mức nhất định.
Vậy những bổng lộc đó, để duy trì cuộc sống ở trong cung thì các phi tần đã tiêu xài như thế nào? Chắc chắn sau khi xem câu trả lời dưới đây, nhiều người sẽ phải bất ngờ.
Hối lộ
Nhà vua thường có rất nhiều phi tần, vậy làm sao để vượt lên những phi tần khác, nhận được sự chú ý, sủng ái của nhà vua?
Một trong những cách phổ biến nhất đó là hối lộ. Những phi tần làm vợ lẽ, thân phận thấp hèn, ít cơ hội gặp mặt nhà vua sẽ cần sử dụng những đồng lương bổng của mình để đi hối lộ người khác - cụ thể ở đây là những người thân cận của nhà vua, thường xuyên được gặp mặt.
Những người này sau khi được nhận hối lộ từ các phi tần, trong lúc tiếp xúc với nhà vua sẽ có những lời lẽ tốt đẹp dành cho phi tần đó, và chỉ cần nhà vua chú ý đến trong một khoảnh khắc nào đó thì cuộc đời họ có thể thay đổi, nhận được sự sủng ái của nhà vua.
Gửi cho người thân
Không phải tất cả phi tần trong cung đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, gia đình giàu có, có không ít phi tần sinh ra trong gia đình nghèo khó vẫn phải giúp đỡ các thành viên nên gửi tiền về cho người nhà, mục đích trang trải chi phí trong nhà.
Ngoài ra còn có những gia đình trong thời điểm tranh giành quyền lực, không có chỗ đứng thì cuộc sống sẽ cực kỳ khó khăn, chủ yếu sẽ phải nương nhờ phi tần nơi hậu cung. Vì vậy mà tiền họ gửi về gia đình có thể là khoản tiền rất quan trọng và thiết yếu, để ít ra có thể giúp gia đình mình bảo đảm vấn đề ấm no về sau.
Mua chuộc phe phái
Nhiều phi tần vốn không yên phận, để củng cố tốt cho địa vị của mình, những cô nàng này tìm mọi cách để nhận được nhiều sự ủng hộ, trong đó có việc mua chuộc các nô tì, thái giám xung quanh mình.
Đặc biệt, các nàng sẽ bàn mưu tính kế lôi kéo các vị quan đương triều và khi cần, những người này sẽ ra mặt để đề cử cho các nàng và gia đình mình. Bởi vậy, các nàng luôn muốn giữ mối quan hệ hòa hảo với các vị quan này.
Vì vậy, số tiền dành cho việc này không hề nhỏ, từ các nô tì, thái giám xung quanh đến các vị quan đương triều. Muốn có chỗ đứng phải "chịu chi", và đây dường như là xu hướng chung của việc tranh giành quyền lực trong trốn hậu cung.