Sơn La: mục tiêu 100% trường phổ thông có tổ tư vấn, hỗ trợ HS

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Kế hoạch này đưa nhiệm vụ, năm học 2018 – 2019 có 100% số trường phổ thông trong toàn tỉnh thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh.

Năm học 2019 - 2020, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh cho 50% trường THPT, PTDTNT THCS và THPT; 30% trường tiểu học, trường THCS và trường liên cấp tiểu học và THCS.

Năm học 2020-2021, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh cho 100% trường THPT, PTDTNT THCS và THPT; 70% trường tiểu học, trường THCS và trường liên cấp tiểu học và THCS; bồi dưỡng cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh cho 100% trường phổ thông trong toàn tỉnh vào năm học 2021-2022.

Sở GD&ĐT cũng sẽ tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý học sinh; xây dựng các chuyên đề tư vấn tâm lý học sinh, tổ chức triển khai chuyên đề linh hoạt, hiệu quả.

Trang bị cơ sở vật chất phòng hoặc góc tư vấn đảm bảo riêng tư, kín đáo, các thiết bị, tài liệu, học liệu thiết yếu để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, một trong những giải pháp của Sở GD&ĐT là lựa chọn những cán bộ, giáo viên có năng lực, kinh nghiệm tham gia tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh. Tổ tư vấn đảm bảo đầy đủ các thành phần, cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm được tạo điều kiện hưởng định mức tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, đồng thời nắm được những kỹ năng cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ…

Tiếp tục đổi mới công tác chủ nhiệm trong việc quan tâm tới những biến đổi về tâm sinh lí học sinh nhằm phối hợp với Tổ tư vấn tâm lý để giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời.

Lồng ghép trong các giờ dạy chính khóa, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, các buổi sinh lớp, sinh hoạt dưới cờ để tổ chức tham vấn tâm lý cho học sinh…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ