Sôi động cuộc thi Khoa học Kỹ thuật của học sinh biên giới Mường Nhà

GD&TĐ - Với mục đích tạo sân chơi cho học sinh đam mê sáng tạo, cuộc thi Khoa học Kỹ thuật ở trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà diễn ra sôi động, hấp dẫn.

"Xe vận chuyển tiện ích" là 1 trong 5 sản phẩm được đánh giá cao.
"Xe vận chuyển tiện ích" là 1 trong 5 sản phẩm được đánh giá cao.

Thỏa sức đam mê...

Hưởng ứng cuộc thi khoa học kỹ thuật, thầy trò trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên luôn hăng hái tham gia.

Trong thời gian triển khai cuộc thi, nếu các bạn ghé thăm nhà trường thì sẽ bắt gặp những khung cảnh sôi động, nhộn nhịp, tất bật của thầy và trò nhà trường. Tất cả đang bắt tay vào các dự án. Chỗ thì tính toán đo đạt các thanh sắt để cắt, hàn.. chỗ thì tính toán xem với khối lượng như thế này thì kéo như thế nào cho đơn giản và không tốn sức người, chỗ thì tính toán lượng men ủ, rồi thì tạo trang website học tập…

Ngay từ những năm đầu tổ chức, năm nào nhà trường cũng có sản phẩm tham gia và được Ban tổ chức đánh giá cao. Các sản phẩm tham gia đạt được những giải cao cấp huyện, cấp tỉnh và được lựa chọn tham dự thi cấp Quốc gia.

Tất cả các sản phẩm đều xuất phát bởi những lí do nghe rất đơn sơ, mộc mạc và thân thuộc từ cuộc sống: Những đồ gia dụng trong căn bếp của mẹ dùng lâu ngày sẽ bị nấm mốc. Muốn rã đông thức ăn để chế biến cho nhanh. Hay khi thu gom rác thải, các em muốn phân loại rác nhanh và đơn giản hơn; rồi khi làm việc cùng bố mẹ thấy việc vận chuyển đồ vất vả thì các em đã nghĩ ngay đến các dụng cụ có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển đồ, hàng hóa từ thấp lên cao mà không tốn nhiều công sức của con người; hay tạo máy đa năng giải phóng sức lao động sử dụng nhiên liệu xanh …

Năm học 2020-2021, nhà trường có 3 sản phẩm tham gia dự thi. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt giải Nhất và 2 sản phẩm đạt giải Nhì cấp huyện. Một sản phẩm đạt giải Nhất cấp tỉnh.

Trang chủ website.

Trang chủ website.

Bằng những trải nghiệm thực tế cùng những hiểu biết của bản thân về công nghệ thông tin, em Bùi Mai Phương học sinh lớp 8A5 nảy sinh ý tưởng, sáng tạo ra một đồ dùng học tập Lịch sử thông minh, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để các bạn được học về Lịch sử Điện Biên một cách nhẹ nhàng nhất, hiệu quả nhất. Thấy ý tưởng hay và táo bạo của Phương nên cô giáo dạy Lịch sử Phạm Thị Thanh Mai nhiệt tình hỗ trợ để em hoàn thành website. “hoclichsudienbien.com”.

Năm học 2021 – 2022, đối với các em học sinh và với nhà trường, phải nói là một năm học rất đặc biệt vì tình hình dịch bệnh Covid 19. Dịch bệnh diễn ra, song các em vẫn lên kế hoạch để triển khai những dự án của nhóm bằng cách trao đổi qua online. Sau khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn thì các em tập trung hoàn thiện ý tưởng với sản phẩm để tham gia dự thi. Trong năm học này, nhà trường có 5 sản phẩm được Hội đồng Ban giám khảo nhà trường lựa chọn tham gia thi cấp huyện, gồm: Máy sấy khử khuẩn sử dụng năng lượng xanh (thuộc lĩnh vực cơ khí); Xe vận chuyển tiện ích (thuộc lĩnh vực cơ khí); Hệ thống diệt khuẩn đa năng phòng chống Covid – 19; Xử lý tái sử dụng chất thải từ dứa (thuộc lĩnh vực kĩ thuật môi trường); Sống chung với Covid-19 (thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi).

Các sản phẩm dự thi được Ban giám khảo đánh giá rất cao. Trong 4 sản phẩm được đạt giải cấp huyện thì có 2 sản phẩm được lựa chọn tiếp tục tham gia thi cấp tỉnh. Trong 2 sản phẩm dự thi cấp tỉnh thì 1 sản phẩm đạt giải Nhì và 1 sản phẩm đạt giải Ba.

Đưa ý tưởng vào thực tiễn...

Những đồ gia dụng trong căn bếp của mẹ ( thớt, đũa, cốc, thìa… dùng lâu ngày sẽ bị nấm mốc). Hay muốn hâm nóng bình sữa để em bé uống đảm bảo hơn và đồ ăn, thức uống… Rồi mỗi khi cả nhà đi làm về muộn muốn rã đông thức ăn để chế biến cho nhanh; khi mất điện cần quạt mát cho em bé và thắp sáng căn bếp của mẹ … Từ thực tế trên, đã thôi thúc hai “nhà khoa học” trẻ tuổi: Đỗ Tùng Dương và Lò Thị Kiều Oanh lớp 9A3 lên ý tưởng sáng tạo. Các em đã cho ra đời thiết bị “Máy sấy khử khuẩn sử dụng năng lượng xanh”.

Thiết bị hâm nóng đồ ăn, đồ uống và máy làm sữa chua do học sinh nhà trường chế tạo.Thiết bị hâm nóng đồ ăn, đồ uống và máy làm sữa chua do học sinh nhà trường chế tạo.

Thiết bị hâm nóng đồ ăn, đồ uống và máy làm sữa chua do học sinh nhà trường chế tạo.

Phòng chống dịch Covid-19 không chỉ dừng ở các giải pháp chúng ta đã và đang áp dụng mà các em còn thiết kế được “ Hệ thống diệt khuẩn đa năng phòng chống dịch Covid 19” từ 2 nhà sáng chế Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Khánh Chi với những hiệu quả như:

- Việc khử khuẩn cốc uống nước và các vật dụng cá nhân hiệu quả đảm bảo an toàn vệ sinh và phòng tránh lây lan dịch bệnh do tiếp xúc chung cốc, cầm vào khóa bình nước để mở vòi lấy nước uống và các vật dụng cá nhân nơi trường học, công sở, công ty, nơi công đồng một cách thuận tiện và một cách hiệu quả và an toàn hợp vệ sinh, hiệu quả. Và diệt khuẩn được lượng nước uống thừa còn sử dụng được để rửa tay.

- Việc diệt khuẩn khẩu trang hoặc diệt khuẩn những đồ vật cá nhân mà nghi ngờ bị nhiễm khuẩn như chìa khoá, khăn quàng, đồ dùng học sinh như: Khăn mặt, bút, khăn quàng, thước kẻ, compa; bát, đũa, thìa…nơi trường học, công sở…một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Cấu tạo máy diệt khuẩn đa năng.

Cấu tạo máy diệt khuẩn đa năng.

Trong cuộc sống có rất nhiều hoạt động cần đến sức khoẻ của con người cũng như vật nuôi, như việc mang, vác vận chuyển đồ vật, hàng hoá (thóc, lúa, gạo, ngô, mì tôm….). Việc vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác, từ nơi này đến nơi khác đã rất là vất vả rồi lại còn vận chuyển lên một độ cao nhất định càng vất vả và đòi hỏi nhiều công sức lao động cũng như cần nhiều người hơn.

Cũng từ những lí do đó mà 2 nhà thiết kế nữ của lớp 8A4 là Nguyễn Phương An và Tòng Huyền Linh đã nảy ra ý tưởng “ thiết kế một cái xe” có thể giúp chúng ta vận chuyển hàng hoá một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Và rồi với sự trợ giúp của thầy giáo kiêm thợ cơ khí Ngô Hiến thì dự án của 2 bạn ý được triển khai và cũng đã hoàn thành.

Nguyễn Phương An và Tòng Huyền Linh bên sản phẩm do chính mình chế tạo.

Nguyễn Phương An và Tòng Huyền Linh bên sản phẩm do chính mình chế tạo.

Khi du khách ghé thăm xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên thì ai cũng biết đến loại Dứa nổi tiếng. Loại quả này đã góp phần giúp cho người dân ở khu vực xã Mường Nhà, xã Na Tông thoát khỏi cảnh khó khăn về kinh tế.

Bên cạnh những ứng dụng thật hữu ích từ phần thịt quả thì khi thu hoạch, một trong những thứ mà làm cho mọi người sẽ e ngại và không khỏi lo lắng vì nó có thể ảnh hưởng đến môi trường… đó chính là phần mà ta cho là phần vỏ quả. Từ những e ngại này, 2 “kĩ sư” trẻ: Sùng Kim Dung và Tòng Xuân Duy đã nghiên cứu dự án “xử lý tái sử dụng chất thải từ dứa”.

Để thực hiện dự án, hai bạn trẻ đi thu gom vỏ quả dứa để ủ. Mục đích là để tạo ra nguồn phân hữu cơ; Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ, giàu dinh dưỡng cho trâu bò trong mùa đông khi nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm và thời tiết khắc nghiệt; Tạo ra các loại dung dịch có khả năng tẩy rửa và khử mùi; Tạo ra loại nước đa năng, có tác dụng diệt muỗi, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, khử mùi cống rãnh, dùng để tẩy da chết hoặc rửa xoong nồi, bát đĩa.

Thấy công việc lao động của mọi người còn rất nặng nhọc bởi họ thiếu thốn phương tiện và công cụ lao động nên năng suất lao động thấp. Thấy sự vất vả của người lao động nên 2 em Nguyễn Phương An và Nguyễn Khánh Chi học sinh lớp 9A3 nảy ra suy nghĩ phải làm thế nào để giúp mọi người đỡ vất vả, giảm đi lao động chân tay.

Và rồi với sợ hỗ trợ của thầy giáo Nguyễn Hải Nam sản phẩm của dự án hệ thống hỗ trợ tiện ích đã hoàn thành.

Trong Cuộc thi đã có nhiều dự án thể hiện được tính sáng tạo, có sự đầu tư nghiên cứu công phu, phương pháp nghiên cứu khoa học và sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn.

Đối với các em học sinh dự thi cũng đã thể hiện sự tự tin, sáng tạo của các em học sinh thông qua quá trình thuyết minh dự án, đồng thời khẳng định được rằng các em đã nắm vững kiến thức để nghiên cứu, vận dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Với sự chỉ đạo và quan tâm sát sao từ Ban giám hiệu nhà trường tới các cuộc thi dành cho học sinh, đặc biệt là cuộc thi Khoa học kỹ thuật đã thôi thúc sự hứng thú tìm tòi nghiên cứu khoa học của các em học sinh từ các khối lớp. Từ đây, đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trên địa bàn ngày càng phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ