Sóc Trăng: Thành lập nhóm tư vấn pháp luật tại các trường học

GD&TĐ - Thành lập nhóm tư vấn pháp luật tại các trường học là một trong những hình thức Sở GD&ĐT Sóc Trăng thực hiện nhằm làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh.

Học sinh tìm hiểu về luật an toàn giao thông
Học sinh tìm hiểu về luật an toàn giao thông

Ngoài hình thức này, Sở GD&ĐT Sóc Trăng cho biết, sẽ thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng được thực hiện thường xuyên, liên tục và có chiều sâu như: Tuyên truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, sân khấu hóa, văn nghệ.

Ví dụ, tổ chức Hội thi “Học sinh với kiến thức pháp luật” dành cho học sinh các trường THPT; phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học; sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa và ngoại khóa.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của nhà trường.

Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục năm 2015, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân ở phổ thông và một số môn học khác; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học và trình độ đào tạo…

Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua lớn của ngành trong năm 2015.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.