Sở GD&ĐT Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ sách cho học sinh sau mưa lũ

GD&TĐ - Các trường học tại Đà Nẵng đang thống kê số lượng sách giáo khoa, vở của học sinh bị cuốn trôi hoặc bị ướt để có phương án hỗ trợ. 

Toàn bộ sách giáo khoa, vở của học sinh ở các phòng học tầng 1, Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đều bị ngâm trong nước.
Toàn bộ sách giáo khoa, vở của học sinh ở các phòng học tầng 1, Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đều bị ngâm trong nước.

Một số trường vẫn chưa thể tổ chức dạy học

Một số trường học tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang chưa thể tổ chức dạy – học vào ngày mai, 17/10 do chưa thể khắc phục hậu quả mưa lũ. Đây cũng là 2 địa phương có số trường học bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt lũ vào chiều tối 14/10 vừa qua.

Sân trường và các phòng học tầng 1 của Trường Tiểu học Hồng Quang (quận Liên Chiểu) bị bao phủ bởi lớp bùn non đặc quánh. Lực lượng quân đội đang hỗ trợ nhà trường xúc bùn non, thau dọn sân trường, phòng học.

Trường Tiểu học Hồng Quang (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vẫn ngập trong bùn non. Lực lượng cảnh sát cơ động và quân đội đã tăng cường hỗ trợ cùng với cán bộ, giáo viên nhà trường để đẩy nhanh việc dọn dẹp, khắc phục hậu quả của trận lũ ngày 14/10.

Trường Tiểu học Hồng Quang (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vẫn ngập trong bùn non. Lực lượng cảnh sát cơ động và quân đội đã tăng cường hỗ trợ cùng với cán bộ, giáo viên nhà trường để đẩy nhanh việc dọn dẹp, khắc phục hậu quả của trận lũ ngày 14/10.

Hệ thống tường rào phía trước và sau bị sập của Trường Tiểu học Hồng Quang bị sập. Toàn bộ các phòng chức năng, phòng học của học sinh, thư viện tại tầng 1 bị ngập trong nước lũ. Hồ sơ sổ sách, các thiết bị điện tử, phòng máy tính hư hỏng nặng. Do tường rào bị sập nên đồ dùng phục vụ bán trú cho học sinh của nhà trường bị thất thoát khá nhiều. Hơn 500 ghế ngồi của học sinh, 150 bàn ăn bị trôi theo dòng nước lũ. Ngày 17/10, học sinh vẫn chưa thể đến trường trở lại được vì chưa thể khắc phục xong. Dự kiến, đến ngày 19/10, nhà trường mới tổ chức dạy – học trở lại.

Trường Tiểu học Duy Tân bị hư hỏng nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học, máy tính... vì nước ngập sâu 0,6m.

Trường Tiểu học Duy Tân bị hư hỏng nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học, máy tính... vì nước ngập sâu 0,6m.

Trường Tiểu học Duy Tân, Mầm non Tuổi Ngọc (quận Liên Chiểu) nước ngập ở các phòng chức năng gây hư hỏng trang thiết bị, máy tính và hồ sơ sổ sách.

Ông Lê Văn Hoàng, Trường phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang cho biết, Phòng GD&ĐT phối hợp với Tiểu đoàn cảnh sát cơ động số 1 trung đoàn Cảnh sát cơ động của Bộ Công An hỗ trợ các trường khắc phục. Vì vậy, ngày mai, 17/10, các trường học trên địa bàn đều tổ chức dạy – học trở lại. Chỉ có một số điểm trường lẻ do phải xử lý lượng bùn non quá lớn, chưa lau chùi được bàn ghế học sinh và phun khử khuẩn nên đến 18/10, học sinh mới có thể đến trường.

Tiểu học Lê Quang Sung (quận Thanh Khê) đã đến thăm hỏi động viên và phối hợp với gia đình tổ chức lễ tang cho mm Hồ Minh Phát, học lớp 5/5 trường Tiểu học Lê Quang Sung. Tối 14/10, 2 cha con em Phát dọn áo quần qua nhà hàng xóm trú lại. Trên đường đi không may bị nước cuốn trôi, Đến chiều ngày 15/10, gia đình mới báo với nhà trường là tìm thấy xác của 2 cha con.

Huy động nguồn lực hỗ trợ sách giáo khoa, vở cho học sinh

Nước ngập sâu gây thiệt hại về cơ sở vật chất cho các trường học tại Hòa Vang như: Tiểu học số 1 Hòa Sơn bị hư hỏng 40 bộ máy tính, bàn ghế; Tiểu học số 2 Hòa Liên bị hư hỏng 40 bộ máy tính, bàn ghế và 9 máy tính giáo viên; Tiểu học Lâm Quang Thự hỏng 2 ti vi, Trường Tiểu học số 2 Hòa Nhơn, điểm trường Phước Hưng hỏng 1 ti vi…

Toàn bộ sách, vở của 296 học sinh cả 5 khối lớp tại tầng 1 của Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) bị ngâm trong nước gần 1 ngày đêm.

Bà Lê Thị Hoàng Chinh – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Khê cho biết: “Hầu hết các trường học trên địa bàn quận đều bị thiệt hại sau trận lũ lớn vừa qua. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng nặng nhất là 2 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Toàn bộ thiết bị, đồ dùng dạy học tại các phòng chức năng, máy tính, hồ sơ sổ sách khối văn phòng đều bị ngâm trong nước. Dù đã kê kích nhưng tất cả đều được chồng lên bàn học, trong khi nước tràn vào phòng học sâu đến 1m”.

Sách giáo khoa, vở của 296 học sinh cả 5 khối lớp tại tầng 1 của Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ bị ngâm nước toàn bộ. Nhà trường huy động Ban đại diện CMHS hỗ trợ toàn bộ vở cho số học sinh này. Trước mắt, giáo viên chủ nhiệm sẽ gửi bài giảng điện tử qua kênh zalo cho phụ huynh để học sinh có thể tham khảo thêm khi học bài ở nhà, trong lúc chưa có sách giáo khoa.

Đây cũng là cách mà Phòng GD&ĐT Thanh Khê hướng dẫn các trường thực hiện khi số học sinh bị ướt hoặc trôi sách giáo khoa trên địa bàn là 1.096 em ở cả hai cấp Tiểu học và THCS. Ngoài ra, với những gia đình học sinh có điều kiện về thiết bị công nghệ, có thể tạm thời sử dụng sách giáo khoa điện tử tại trang web của các nhà xuất bản. Huyện Hòa Vang đề nghị được hỗ trợ 531 bộ sách giáo khoa lớp 1-2-3 và 458 sách tiếng Anh của 3 khối lớp này.

Phòng GD&ĐT Liên Chiểu cho biết số lượng học sinh bị trôi hoặc ướt sách giáo khoa, vở… trên địa bàn là rất lớn. Vì vậy, Phòng GD&ĐT sẽ kêu gọi sự ủng hộ từ các doanh nghiệp để giúp trang bị lại sách, vở cho những học sinh bị ảnh hưởng.

Ông Trần Nguyễn Minh Thành – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: “Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã liên hệ với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đề xuất được hỗ trợ sách giáo khoa cho số học sinh bị trôi, ướt sách trong trận lũ đêm 14/10. Phía Nhà xuất bản đã đề nghị thống kê để có thể lên có kế hoạch hỗ trợ. Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng đề nghị các trường nếu có thể thì chủ động huy động nguồn lực để có thể hỗ trợ kịp thời, khắc phục thiếu sách giáo khoa cho học sinh”.

Bà Lê Thị Hoàng Chinh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Khê: "Qua đợt mưa lớn vào ngày 14 /10 vừa qua, khi xảy ra sự cố về nước ngập lụt có thể nhận thấy tất cả các trường học trên địa bàn quận hầu như không có phao cứu hộ, không có một phương tiện gì phù hợp để đưa học sinh ra khỏi khu ngập lụt. Khi học sinh bị, giáo viên bị mắc kẹt trên phòng học cũng không có phương tiện chuyển thực phẩm cung cấp cho các em và giáo viên. Do đó, Phòng GD&ĐT kiến nghị các cấp lãnh đạo quan tâm trang bị những phương tiện cứu hộ dự phòng cho các trường học như: xuồng, thúng nhựa, phao, hoặc bể bơi di động nhỏ có thể bơm lên sử dụng khi gặp mưa lũ".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giải thoát cho rùa biển

GD&TĐ - Chấm dứt hành vi xả chất thải nhựa xuống biển mới là cách giải thoát căn cơ cho các loài thủy sinh trong lòng đại dương, trong đó có loài rùa.