Sinh viên và học sinh TP Huế thi tài khởi nghiệp nông nghiệp

GD&TĐ - Chiều 18/5, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế tổ chức chung kết Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khoa học và khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ VI.

Các đội thi trình bày ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp tại vòng chung kết diễn ra chiều 18/5.
Các đội thi trình bày ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp tại vòng chung kết diễn ra chiều 18/5.

Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm phát hiện, ươm tạo và thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sinh viên.

Năm nay, cuộc thi thu hút 21 ý tưởng, với sự tham gia của hơn 100 sinh viên và 15 học sinh THPT đến từ 9 trường phổ thông trên địa bàn TP Huế. Các ý tưởng, dự án có hàm lượng khoa học và có khả năng cạnh tranh cao, tập trung sâu vào các lĩnh vực có tính cấp thiết, ứng dụng cao và đang được quan tâm hiện nay như: chế phẩm sinh học, công nghệ nano, nông nghiệp tuần hoàn (tận dụng phế phụ phẩm, cỏ dại…), giảm thiểu hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, chăn nuôi… Đáng chú ý, năm nay xuất hiện thêm những lĩnh vực mới điển hình như vật liệu mới thân thiện môi trường.

z6613649321031-e7096a58915b84437711ba00afdaed96.jpg
Ban giám khảo làm việc tích cực tại cuộc thi.
z6613757115490-a6a30dd6e4ec83c2db857a5885c0c8dc.jpg
Trao chứng nhận cho các đội thi học sinh THPT trên địa bàn TP Huế.

Trước vòng chung kết, các nhóm đã trải qua 2 vòng thi và một khóa tập huấn, đào tạo kỹ năng qua đó hoàn thiện và nâng cấp ý tưởng một cách rõ rệt. Nhiều dự án có sự “lột xác” ấn tượng so với vòng sơ khảo, thể hiện sự trưởng thành cả về nội dung và kỹ năng trình bày. Chất lượng các dự án được nâng cao nhờ vào sự hướng dẫn tận tâm của giảng viên và sự hỗ trợ tích cực từ các khoa chuyên môn.

Một điểm nhấn đặc biệt trong mùa giải năm nay là lần đầu tiên cuộc thi mở rộng đối tượng tham gia đến học sinh THPT, góp phần kết nối giữa giáo dục phổ thông và đại học. Bên cạnh đó, có gần 10 doanh nghiệp đồng hành và cam kết hỗ trợ phát triển các dự án sau cuộc thi.

z6613757154291-61ff5d377824805cf89a4c13e0ec55d0.jpg
Một đội thi trường THPT trình bày và bảo vệ ý tưởng.

Ngoài ra, giải thưởng của cuộc thi được nâng cao hơn so với các năm trước, cả về giá trị lẫn cơ hội phát triển dự án. Bên cạnh các phần thưởng tiền mặt, các nhóm đạt giải cao (Nhất, Nhì, Ba) sẽ được ký hợp đồng triển khai dự án sản xuất thử nghiệm, từ 20 đến 50 triệu đồng/dự án.

z6613757147841-2ef2705a62f54e0feba50037430fb7f9.jpg
Nhận được nhiều câu hỏi khá hóc búa của ban giám khảo, các thành viên đội thi phải vất vả trả lời. (Ảnh: Đại Dương)

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong những đơn vị có thành tích nổi bật trong hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Nhà trường đã 3 lần tham gia Ngày hội khởi nghiệp quốc gia, trong đó gần đây nhất, nhóm sinh viên đã xuất sắc đạt Giải Ba toàn quốc. Nhà trường cũng đã đưa vào giảng dạy chính khóa học phần khởi nghiệp & đổi mới sáng tạo từ 3 năm nay. Không chỉ dừng lại ở sinh viên, trường còn đồng hành, hỗ trợ 2 nhóm học sinh THPT hoàn thiện ý tưởng và đạt giải tại cuộc thi quốc gia các năm 2024 và 2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh Bác Hồ luôn giản dị và rất mực ấm áp. (Ảnh tư liệu)

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

GD&TĐ - Báo Giáo dục và Thời đại trân trọng giới thiệu bài viết "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân", của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hệ thống S-300F Fort trên tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov.

Vũ khí cần để trở lại biển cả

GD&TĐ - Theo chuyên trang quân sự 19FortyFive của Mỹ, để khẳng định sức mạnh hải quân của mình, Nga cần có vũ khí phòng không trên hạm tiên tiến.