Sinh viên khoa Hóa dược Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên đều có việc làm đúng ngành đào tạo

GD&TĐ - Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên là một trong 4 cơ sở trên cả nước đang đào tạo ngành Hóa dược; Ngoài việc lựa chọn các môn học gắn liền với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tăng thời lượng các môn thực hành, thực tập nghề nghiệp, nhà trường còn liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để đưa sinh viên để đưa đến thực tập.

Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành trong phòng thí nghiệm. Ảnh: TNUS
Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành trong phòng thí nghiệm. Ảnh: TNUS

Hóa dược - Ngành học đáp ứng yêu cầu xã hội

Hiện nay, ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm phát triển rất mạnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì vậy ngành công nghiệp này cần một số lượng lớn lao động có trình độ, kiến thức về Hóa dược nói chung và kiểm nghiệm phân tích dược phẩm nói riêng;

Đặc biệt là các phòng KCS của các nhà máy sản xuất dược phẩm, các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm mỹ phẩm, các công ty liên doanh sản xuất dược phẩm.

Chính vì vậy, chương trình đào tạo ngành cử nhân Hóa dược nói chung và chuyên ngành phân tích kiểm nghiệm dược phẩm nói riêng được xây dựng nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu, hiện đại và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng về Hóa dược, phân tích kiểm nghiệm dược phẩm; có thể đảm nhiệm tốt nhiều vị trí trong các tập đoàn, công ty, các cơ quan, viện nghiên cứu và các trường chuyên nghiệp; có thể tự tin làm việc trong môi trường quốc tế và các công ty đa quốc gia.

Học cử nhân Hóa dược ở đâu?

Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành tại phòng thí nghiệm Học viện Hồng Hà (Trung Quốc). Ảnh: TNUS
Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành tại phòng thí nghiệm Học viện Hồng Hà (Trung Quốc). Ảnh: TNUS 

Ngày 10/1/2014, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 68/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó đã xác định giải pháp về nguồn nhân lực và công nghệ để phát triển ngành Dược là “Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược”.

Tháng 5/2017, Văn phòng Chính phủ đã đưa thông báo 220/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam, trong đó khẳng định sự quan tâm lớn của nhà nước về định hướng phát triển ngành dược nói chung và dược liệu nói riêng.

Nắm bắt xu hướng đó, ngay từ năm 2014, Khoa Hóa học trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên đã nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo Cử nhân Hóa dược. Ngành Hóa dược được xác định là ngành đào tạo mũi nhọn của ĐH Thái Nguyên trong những năm tới nhằm đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng cho sự phát triển ngành Dược theo định hướng của Nhà nước.

Đến nay Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên là một trong 4 cơ sở trên cả nước đang đào tạo ngành Hóa dược. Chương trình đào tạo ngành Hóa dược hiện tập trung vào 2 chuyên ngành chính là: Dược liệu và Phân tích - tiêu chuẩn hóa Dược liệu.

Với đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ, nhiệt huyết, say mê nghiên cứu khoa học với trên 30 công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín và hàng trăm bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước về tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học, định hướng sử dụng làm thuốc... Khoa Hóa học nói chung và ngành Hóa dược nói riêng đã có nhiều sinh viên đạt giải cao trong học tập và nghiên cứu khoa học …

Sinh viên được trang bị kiến thức gì khi học Hóa dược?

Sinh viên ngành Hóa dược Trường ĐaH Khoa học Thái Nguyên thực tập tại Viện kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Ảnh: TNUS
 Sinh viên ngành Hóa dược Trường ĐaH Khoa học Thái Nguyên thực tập tại Viện kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Ảnh: TNUS

Trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường xác định mục tiêu sẽ là nơi liên kết với doanh nghiệp, có trách nhiệm với xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên các công nghệ và kỹ thuật hiện đại về Hóa dược trên thế giới. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng hiện đại, lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đầu ra làm tiêu chuẩn.

Với mục đích như vậy, chương trình Cử nhân Hóa dược đào tạo kiến thức chuyên sâu về 2 mảng:

• Hóa Dược liệu: Giúp người học xác định được thành phần chính của các loại thuốc thông dụng, được rèn luyện kỹ năng để có thể tổng hợp nhân tạo ra chúng hay có thể tách chiết chúng từ các loài thực vật trong thiên nhiên; cách sử dụng chúng để chế biến thành các loại thuốc.

• Phân tích, kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược phẩm: Giúp người học biết và vận dụng các kỹ thuật phân tích dược phẩm; phân tích, kiểm định, đánh giá thành phần, chất lượng của các loại dược phẩm, mỹ phẩm.

Chương trình ngành học Hóa dược được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các môn học gắn liền với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tăng thời lượng các môn thực hành, thực tập nghề nghiệp. Nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để đưa sinh viên để đưa đến thực tập theo mô hình 3 +1 (3 năm đào tạo tại trường, 1 năm đào tạo tại cơ sở), nâng cao tay nghề của sinh viên khi tốt nghiệp.

Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành tại phòng thí nghiệm Học viện Hồng Hà (Trung Quốc). Ảnh: TNUS
 Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành tại phòng thí nghiệm Học viện Hồng Hà (Trung Quốc). Ảnh: TNUS 

Các cơ sở sinh viên đến thực tập chính là các trung tâm nghiên cứu dược phẩm, mỹ phẩm tại các địa phương, các viện nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm và công nghệ Việt Nam. Cũng nhờ chương trình này, rất nhiều sinh viên đã được nhận vào làm việc tại các cơ sở thực tập chuyên ngành ngay sau khi kết thúc đợt thực tập.

Sinh viên theo học ngành Hóa dược tại trường ĐH Khoa học sẽ được thực hành trên một số các thiết bị hiện đại như: máy hấp thụ phân tử (UV-Vis), máy phổ hồng ngoại IR, máy phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), máy quang phổ phát xạ plasma (ICP-OES),

Cơ hội việc làm nào cho sinh viên tốt nghiệp ngành Hóa dược?

Với tấm bằng cử nhân Hóa dược, sau khi tốt nghiệp người học có thể làm công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở, trung tâm sản xuất, kiểm định chất lượng dược liệu, kiểm nghiệm dược phẩm, mĩ phẩm, công ty tư vấn về dược phẩm; nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu; tham gia công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, ĐH, học viện trong cả nước; tiếp tục học tập chương trình đào tạo Sau ĐH ở trong và ngoài nước; …

Ngoài ra, cử nhân Hóa dược còn có thể tham gia các ngành như công nghệ nano, công nghệ sinh học, y sinh, thực phẩm và phụ gia thực phẩm, dinh dưỡng, mỹ phẩm và sản phẩm cá nhân...

Thống kê cho thấy, 70% sinh viên ngành Hóa dược K12 (khóa 2014 - 2018) của nhà trường đã làm việc đúng ngành nghề sau khi tốt nghiệp. Điều này cho thấy định hướng về hóa dược của trường là hoàn toàn đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội.

Hợp tác và trao đổi quốc tế

Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành tại phòng thí nghiệm Học viện Hồng Hà (Trung Quốc). Ảnh: TNUS
 Sinh viên Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên thực hành tại phòng thí nghiệm Học viện Hồng Hà (Trung Quốc). Ảnh: TNUS 

Bên cạnh việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của xã hội, các giảng viên tại Bộ môn Hóa dược rất quan tâm đến việc Hợp tác và trao đổi quốc tế. Hàng năm các sinh viên luôn được tham gia chương trình trao đổi sinh viên thực tập trong thời gian từ 3 – 6 tháng với các quốc gia trên thế giới như Tây Ba Nha, Anh, Israen, Cộng hòa Séc, Đức.

Năm 2019, bộ môn Hóa dược của trường ĐH Khoa Học – ĐH Thái Nguyên (TNUS) cũng tham gia hợp tác quốc tế với trường ĐH University of East Anglia (UEA) của Anh Quốc, khi tham gia dự án HEP về giảng dạy Dược học cổ truyền Việt Nam và thử nghiệm giảng dạy với các nhóm sinh viên từ UEA và TNUS để đánh giá hiệu quả giáo dục của phương pháp. Vì vây, các sinh viên có cơ hội được học tập với các giảng viên đến từ trường ĐH University of East Anglia, Anh Quốc về lĩnh vực dược liệu.

Ngoài ra, khoa Hóa học cũng tham gia hợp tác trao đổi sinh viên với học viện Hồng Hà, Trung Quốc. Mỗi năm học viện Hồng Hà gửi 20 sinh viên của sang thăm và thực tập tại khoa Hóa học - Trường ĐH Khoa học - ĐHTN. Ngược lại, khoa Hóa học cũng gửi 20 sinh viên của khoa sang thăm và thực tập tại học viện Hồng Hà, Trung Quốc.

Những chương trình hợp tác quốc tế này là những cơ hội giao lưu và học hỏi của các sinh viên ngành Hóa dược nói riêng và ngành Hóa học của Trường ĐH Khoa học - ĐHTN nói chung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.