Sinh viên ‘đau đầu’ vì xăng tăng giá

GD&TĐ - Giá xăng liên tục tăng khiến việc đi lại của sinh viên sống xa nhà gặp khá nhiều khó khăn. Để thích ứng với tình hình hiện tại, nhiều sinh viên đã phải điều chỉnh chi tiêu và hạn chế đi lại nếu không cần thiết.

Nhiều sinh viên buộc phải điều chỉnh chi tiêu khi xăng tăng giá.
Nhiều sinh viên buộc phải điều chỉnh chi tiêu khi xăng tăng giá.

Giá xăng tăng liên tiếp khiến nhiều sinh viên, nhất là sinh viên sống xa nhà "đau đầu" để tính toán cho những khoản chi tiêu trong tháng. Bất ngờ, áp lực là tâm lý chung của các bạn sinh viên khi phải đi học, đi làm xa trường.

Em Đậu Xuân Đạt - sinh viên năm 4, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) khá bất ngờ, không nghĩ xăng lại tăng giá nhanh đến vậy. Theo Đạt, giá xăng tăng ảnh hưởng đến chi tiêu hằng ngày. Trước mắt, để tiết kiệm Đạt dự tính sẽ hạn chế đi xe máy tới trường, thay vào đó là đi bộ               cách vì quãng đường chỉ dài khoảng 1km.

Giá xăng tăng cao khiến nhiều sinh viên phải "đau đầu" trong việc tính toán chi tiêu trong tháng.

Giá xăng tăng cao khiến nhiều sinh viên phải "đau đầu" trong việc tính toán chi tiêu trong tháng. 

Còn sinh viên Nguyễn Lê Phương Khánh -  Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho biết, do học năm cuối đang trong giai đoạn phải đi lại nhiều và đi khá xa. Trước kia, với 100.000 đồng tiền xăng Khánh có thể đi lại thoải mái trong hai tuần nhưng bây giờ bỏ ra số tiền như vậy thì chỉ đi được trong một tuần. Việc chi tiêu trong tuần cũng phải điều chỉnh trở lại để phù hợp với túi tiền.

Để thích ứng với tình hình giá xăng dầu liên tục được tăng cao nhiều sinh viên đành “thắt lưng buộc bụng”, tính toán vừa vặn trong khoản chi tiêu mà gia đình cung cấp. 

Nhiều sinh viên chọn nơi làm thêm gần trọ mình sinh sống, để giảm bớt việc đi lại.

Nhiều sinh viên chọn nơi làm thêm gần trọ mình sinh sống, để giảm bớt việc đi lại. 

“Là sinh viên sống xa nhà, để giảm bớt gánh nặng gia đình, em chủ động kiếm thêm thu nhập bằng việc làm thêm. Nhưng việc xăng tăng giá khiến em đang lưỡng lự bỏ công việc đang làm ở xa để chuyển đến làm ở một nơi gần trọ hơn, để hạn chế phần nào xăng xe đi lại” – sinh viên Nguyễn Thị Hiếu - sinh viên năm 1, Trường Đại học Sư phạm tâm sự.

Tương tự, bạn Lương Minh Thuận quê Đắk Lắk chia sẻ, trước kia xăng chưa ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu hằng ngày nhưng từ khi xăng tăng, tới trường cả đi và về một ngày bốn lần nhiều khiến Thuận phải căn chỉnh từng tí, không đi được thoải mái như trước. Giải pháp tốt nhất lúc này là đi chung xe với bạn, và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết để giảm tiền xăng xe.

“Hy vọng giá xăng sẽ nhanh giảm để việc đi lại của sinh viên đỡ chật vật hơn. Vì đối với sinh viên, giá xăng tăng cao như vậy thì cũng là vấn đề lớn cần phải cân nhắc, nhất là sinh viên xa nhà như tụi em”, sinh viên Thuận nói.

Anh Võ Đăng Vinh - Liên chi hội trưởng Hội sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng), chia sẻ, vấn đề giá xăng tăng giá không còn quá xa lạ, thỉnh thoảng xăng vẫn tăng rồi hạ xuống.

Sinh viên không nên quá lo lắng, cần có cách chi tiêu hợp lý như:  giảm di chuyển bằng xe máy, đi bộ những nơi gần mình, vừa tiết kiệm lại tốt cho sức khoẻ.

Bên cạnh đó, cần hạn chế chi tiêu cho một vài khoản không cần thiết khác để giảm gánh nặng tiền xăng xe.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc bản Nàng 1, xã Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Trăn trở Mường Lý

GD&TĐ - Mường Lý vào tháng 4 trời nóng rát. Gió phơn Tây Nam thổi ràn rạt. Những vạt rừng lau, lách ngả màu vàng úa, chỉ một mồi lửa là có thể bùng cháy.